FSC

“Sống khỏe” nhờ rừng
(TN&MT) -Từ sáng sớm, bà con huyện Lộc Hòa, Thừa Thiên - Huế đã lên đồi để chăm sóc rừng cây nằm trong khu vực đạt chuẩn quốc tế (FSG). Nắng vàng chiếu xuyên qua những tán rừng xanh ngắt, nụ cười trên môi, họ đang hăng hái chăm bón cho "nguồn sống" mới đang nẩy lộc đâm chồi trên vùng đất ngày nào toàn đất hoang, đồi núi trọc...Giờ đây rừng là nguồn sống, thu nhập ổn định từ rừng giúp bà con thoát ra khỏi nghèo khó, kinh tế khá giả, vươn lên làm giàu bền vững trên chính quê hương.
  • Hơn 2.000 ha rừng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận quốc tế FSC dịch vụ hệ sinh thái
    (TN&MT) - Ngày 16/12, UBND xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị đã tổ chức công bố chứng nhận FSC dịch vụ hệ sinh thái về lưu trữ và hấp thụ carbon cho 2.145ha rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý.
  •  “Đổi đời” từ rừng xanh
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, việc phát triển trồng rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC) đã giúp người dân tại Thừa Thiên – Huế thoát nghèo và vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Tăng cường quản lý truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng
    (TN&MT) - Sáng 16/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Góp ý cho dự thảo của Thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng tại Việt Nam”. Thông tư mới sẽ thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư 27) nhằm tăng cường kiểm soát của chuỗi cung, bao gồm gỗ rừng trồng.
  • Chứng nhận rừng theo tiêu chuẩn FSC góp phần bảo vệ môi trường nhìn từ cơ sở
    Diện tích rừng ở Việt Nam hàng chục năm qua đang suy giảm nghiêm trọng, một phần là do chặt phá rừng bừa bãi và nạn buôn lậu gỗ, cũng như chính sách lỏng lẻo trong quản lý và khai thác rừng của chúng ta đem đến. Để quản lý rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống và hành trình tiêu thụ sản phẩm từ rừng, Tuyên Quang là một trong những tỉnh tiên phong và đã đem lại hiệu quả nhất hiện nay.
  • Thanh Hóa: Cấp chứng chỉ FSC hơn 19.000ha rừng
    (TN&MT) - Tính tới đầu tháng 4/2021 đã có 19.061 ha rừng ở Thanh Hóa được tổ chức quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ FSC. Trong đó tập trung ở các huyện Thạch Thành, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn.
  • Quảng Ngãi: Hướng quản lý rừng bền vững
    (TN&MT) - Toàn tỉnh Quảng Ngãi có trên 334.000 ha đất có rừng, chiếm hơn 52% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa phương đang chủ động đưa ra các giải pháp bắt tay vào hiện thực hóa các chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, xúc tiến tái sinh những khu rừng tự nhiên.
  • Thừa Thiên Huế: Gần 8.000 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC
    (TN&MT) - Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 7.800 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, trong đó rừng của Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong là 3.000 hecta, nhóm hộ là 4.670 hecta.
  • Công bố tiêu chuẩn quốc gia cho quản lý rừng
    (TN&MT) - FSC Việt Nam vừa chính thức công bố Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Quản lý Rừng Việt Nam. Đây là một công cụ toàn diện được phát triển cho việc quản lý tốt các khu rừng cho hôm nay và tương lai, và thúc đẩy tìm nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm từ rừng.
  • Quảng Nam: Hiện thực hóa giấc mơ cánh rừng gỗ lớn
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng, hạn chế phá rừng và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Quảng Nam đã khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn phát triển theo hướng liên kết chuỗi. Cách làm này bước đầu tạo được chuyển biến trong sản xuất nghề rừng, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
  • Quảng Nam: Xây dựng mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế FSC
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao giá trị kinh tế rừng, tỉnh Quảng Nam đang khuyến khích người dân chuyển dần từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn tiếp cận chứng chỉ rừng FSC. Việc xây dựng mô hình liên kết công ty và nhóm hộ trong trồng rừng gỗ lớn sẽ giúp người dân yên tâm đầu tư trồng rừng gỗ lớn,  tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích rừng trồng.
  • Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại phù hợp với REDD+
    (TN&MT) - Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải từ các hoạt động REDD+ là lĩnh vực mới tại Việt Nam, bởi vậy, các thắc mắc và khiếu nại phát sinh không hoàn toàn giống với những thắc mắc/phản hồi, khiếu nại được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành hay các dự án đầu tư. Đây là vấn đề được đưa ra tại hội thảo tham vấn “Hoàn thiện Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025” vừa diễn ra tại Quảng Trị.
  • Hương Sơn (Hà Tĩnh): Thí điểm cấp chứng chỉ rừng bền vững cho nhóm hộ
    (TN&MT) - Từ chỗ chặt trắng rừng rồi làm gỗ dăm bán cho thương lái, 2 năm trở lại đây, người dân huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã thay đổi cách trồng và khai thác rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của Hà Tĩnh nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ trồng rừng bền vững
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Huyện Yên Bình (Yên Bái) triển khai dự án trồng rừng bền vững (có sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền) bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
  • Mô hình đầu tiên trồng rừng FSC
    Quảng Trị là địa phương đầu tiên của miền Trung và cả nước thực hiện mô hình rừng FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững) mang lại thu nhập cao cho nông dân.
  • DN Lào Cai đầu tiên được cấp chứng chỉ quốc tế quản lý rừng bền vững FSC
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Ban quản lý Chương trình UN - REDD Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước của tỉnh Lào Cai đã được đại diện Công ty GFA cấp chứng chỉ rừng FSC có thời hạn từ 18/7/2016 đến 17/7/2021. Đây là đơn vị đầu tiên trong 6 tỉnh thí điểm Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được cấp chứng chỉ rừng FSC.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO