“Đổi đời” từ rừng xanh

Phóng sự của: Văn Dinh | 10/11/2022, 14:17

(TN&MT) - Nhiều năm qua, việc phát triển trồng rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC) đã giúp người dân tại Thừa Thiên – Huế thoát nghèo và vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ấm no nhờ rừng

Chiều nắng nhẹ, theo chân ông Hồ Đức Lăng (62 tuổi, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dưới những tán rừng rộng lớn và xanh ngắt, ông Lăng kể, 18 năm trước, gia đình lên định cư ở vùng gò đồi Bến Ván theo chủ trương di dân của tỉnh. Hồi ấy ông cũng như bao người dân thật sự gặp khó, do thiếu kinh nghiệm, khi còn trồng rừng gỗ dăm thường không chú ý đến chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc, cứ theo tập quán “phát-đốt-cuốc-trồng”, mặt khác đến thời kỳ thu hoạch gia đình ông thường bị tư thương ép giá nên phải bán gỗ với giá rẻ. Mỗi hecta rừng gỗ nhỏ trồng 5 năm chỉ có doanh thu từ 60 - 70 triệu đồng. Vì thế, ông Lăng đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn FSC, nhờ đó rừng của gia đình ông đã được quản lý chặt chẽ, năng suất và chất lượng gỗ được nâng cao.

“Trải qua nhiều năm tháng gian nan để chuyển đổi, những cánh rừng gỗ lớn FSC của gia đình dần xanh tốt, đến nay tôi đã sở hữu 40 hecta. Rừng có chu kỳ khai thác dài tầm 7-8 năm, cho thu nhập từ 250 - 280 triệu đồng/hecta, còn 5 năm thì thu về khoảng 150 triệu đồng/hecta, lãi cao hơn nhiều so với rừng gỗ nhỏ. Với đầu ra đảm bảo, giá cả ổn định, lại được hướng dẫn kỹ quy trình nên gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân an tâm đầu tư, chăm sóc rừng. Hơn chục năm qua, cuộc sống gia đình thay đổi, dư dã hơn nhiều”, ông Lăng bộc bạch.

1(8).jpg

Đường vào khu tái định cư Bến Ván xanh ngắt những tán rừng

Năm 2018, dưới sự hỗ trợ của Hội Chủ rừng phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên – Huế (FOSDA), Hợp tác xã (HXT) Hòa Lộc (huyện Phú Lộc) được thành lập theo mô hình lâm nghiệp bền vững nhằm hỗ trợ người dân trong việc trồng rừng đạt chuẩn FSC.

Chia sẻ với PV, ông Hồ Đa Thê - Giám đốc HTX Hòa Lộc cho biết, HTX là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức sản xuất trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC trên cơ sở chi hội thành lập và phát triển từ năm 2012, ban đầu triển khai thí điểm 30 hecta rừng FSC. Sau khi thành lập HTX, các thành viên tham gia góp vốn để đầu tư nhà xưởng, thiết bị máy móc chế biến gỗ. Đến nay, HTX đang có 25 xã viên với 678 hecta rừng FSC, đã xây dựng được chuỗi giá trị từ gieo ươm cây giống, trồng và chăm sóc rừng, thu mua và chế biến gỗ rừng trồng. Hoạt động chuyên nghiệp nên HTX nhanh chóng thu hút được các doanh nghiệp liên kết bao tiêu.

“Gỗ rừng để được cấp chứng chỉ không hề đơn giản, phải đạt các tiêu chí, nguyên tắc nghiêm ngặt. Đây là loại gỗ có giá trị kinh tế cao, xã viên HTX thu lợi lớn. Rừng ở Bến Ván có giá trị trung bình 250 triệu đồng/hecta, thậm chí có lô rừng đạt giá trị đến 350 triệu đồng/hecta. Nếu tính theo thời gian của chu kỳ trồng thì hiệu quả kinh tế rừng gỗ lớn cao hơn rừng gỗ nhỏ khoảng 40 - 50%. Ngày càng có nhiều người ở địa phương trở nên khấm khá từ rừng. Nhà tôi thì đang có 30 hecta rừng FSC, thu nhập khoảng 300 triệu/hecta mỗi chu kỳ trồng” - ông Thê nói.

2(7).jpg

Người dân chăm sóc rừng trồng FSC

Tại khu tái định cư Bến Ván, ngoài hộ ông Thê, ông Lăng thì còn rất nhiều hộ dân “đổi đời” từ trồng rừng FSC. Người dân ở đây gọi những cánh rừng này là “vàng xanh” mang lại no ấm, giàu sang. Như hộ ông Nguyễn Chí Lưu đã có trong tay 10 hecta rừng trồng, cũng là điểm thu mua gỗ dăm, gỗ rừng trồng lớn trong vùng. Mới đây, ông Lưu đã “tậu” xe ô tô tiền tỷ. Hay gia đình bà Nguyễn Thị Ba từ một hộ nghèo, sau thời gian làm nghề chăm sóc, khai thác rừng thuê đã mua xe tải chở gỗ thuê cho các chủ rừng, mua hàng chục hecta rừng. Và mô hình rừng FSC của HTX Hòa Lộc trở thành “điểm sáng”, là nơi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của những người trồng rừng trong và ngoài nước.

Còn ở vùng núi xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), những năm qua, việc chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn cũng đã được đẩy mạnh triển khai. Đến nay, toàn xã đã có hơn 500 hecta rừng FSC, với nhiều nhóm hộ dân thực hiện hiệu quả, thu nhập không ngừng nâng cao.

“Trước đây trồng rừng theo tập quán ngắn ngày, cuộc sống khó khăn, nhờ chuyển qua trồng rừng FSC với cây giống chất lượng cao và thân thiện môi trường đã giúp gia đình có tiền dự trữ, cuộc sống đầy đủ hơn. Hiện nhà tôi trồng khoảng 5 hecta rừng, không còn tình trạng lái buôn ép giá nhờ có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”, anh Nguyễn Nguyện (trú thôn Buồng Tằm, xã Dương Hòa) bộc bạch.

3(5).jpg

Nhiều điểm thua mua dăm gỗ “mọc” lên, giúp người dân thoát nghèo

Thừa Thiên - Huế hiện có 304.081 hecta rừng, độ che phủ rừng đang 57,15%. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 11.300 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC với 1.397 hộ tham gia, 25 HTX lâm nghiệp bền vững hoạt động theo chuỗi giá trị rừng gỗ lớn FSC. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh có 35 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững, đạt 15.000 hecta được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tập trung chủ yếu là rừng FSC

Góp phần ứng phó BĐKH

Không chỉ có nhà quản lý mà chính người trồng rừng cũng đã nhận thức được lợi ích của rừng gỗ lớn FSC đối với môi trường. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông Trần Đình Thao ở xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) tham gia HTX lâm nghiệp bền vững Phong Mỹ (được thành lập năm 2018) và chuyển sang trồng rừng FSC với diện tích 3 hecta.

Ông Thao nhận thấy rằng, người trồng rừng FSC thường xuyên được nhà nước tập huấn, hướng dẫn. Trong quá trình chăm sóc rừng không dùng thuốc trừ cỏ, không vứt bừa bãi rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường rừng, trước khi trồng không đốt thực bì. Rừng phải có yếu tố bảo vệ được dòng chảy tự nhiên, không được sử dụng hóa chất, khai thác đúng quy trình, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Đối với rừng gỗ nhỏ sau khai thác, phải mất ít nhất 2 năm cây rừng mới phát triển để tăng độ che phủ rừng, còn rừng gỗ lớn FSC khi khai thác cũng có chọn lựa nên vẫn giữ được độ che phủ để hạn chế lũ lụt...

5(2).jpg

Treo các bao bì lớn ở cây để đựng rác thải, qua đó bảo vệ môi trường

Từ khi tỉnh Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, nói không với chai nhựa, túi ni lông, ông Hồ Đa Thê cùng với đội ngũ cán bộ HTX Hòa Lộc đến tận các hộ thành viên để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn giống thân thiên với môi trường. Ông Thê đánh giá, người dân đã ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, có nhu cầu dùng giống keo thân thiện với môi trường bằng túi bầu tự hoại, qua đó cải thiện đất đai, góp phần giảm ô nhiễm.

Theo ông Võ Văn Dự - Chủ tịch Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh (FOSDA), trồng rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, duy trì các chức năng hệ sinh thái. Đồng thời, bồi bổ và bảo vệ đất đai, nguồn nước, lưu giữ carbon, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, đóng góp rất lớn vào mục tiêu giảm phát thải nhà kính.

“Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trồng rừng gỗ lớn, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó BĐKH, FOSDA đang phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp đầu tư, hỗ trợ thành lập mới, tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX lâm nghiệp bền vững. Đồng thời, đầu tư sản xuất nguồn giống chất lượng, thân thiện môi trường”, ông Dự thông tin.

6.jpg

Vườn ươm cây giống thân thiện môi trường

Ngày qua ngày, những cánh rừng tràn đầy sức sống, phủ xanh bạt ngàn. Có thể khẳng định, trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC đã tăng hiệu quả kinh tế rõ nét, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Không chỉ vậy, trồng rừng FSC còn nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng BĐKH.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO