Sa Pa - Lào Cai: 380 vận động viên tham gia đồng diễn tại ngày hội quốc tế Yoga

Bích Hợp | 24/06/2022, 18:22

Ngày 24/6, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai và Công ty TNHH DVDL Cáp treo Fansipan Sa Pa tổ chúc Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Yoga lần thứ 8 và trình diễn Yoga trên đỉnh Fansipan. Lễ kỷ niệm có sự tham gia của 380 vận động viên đến từ 26 câu lạc bộ Yoga trong và ngoài tỉnh Lào Cai.

Ngày Quốc tế Yoga tại Sa Pa là một hoạt động thiết thực Chào mừng 50 năm Ngày ham gia thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (7/1/1972 - 7/1/2022); 15 năm Ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (6/7/2007 - 6/7/2022) và chào mừng Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 (21/6/2015 - 21/6/2022).

Sự kiện cũng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ nói chung và giữa tỉnh Lào Cai với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam nói riêng; tuyên truyền, quảng bá về bộ môn Yoga - khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây hàng nghìn năm, qua đó khuyến khích Nhân dân và du khách tập luyện tăng cường sức khỏe. Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh năng động, mến khách của con người thị xã Sa Pa nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung; quảng bá Khu du lịch cáp treo Fansipan Legend và các địa danh du lịch nổi tiếng của Sa Pa đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế trong mùa du lịch hè sôi động.

yoga.jpg
Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Yoga lần thứ 8 có sự tham gia của 380 vận động viên đến từ 26 câu lạc bộ Yoga trong và nhoài nước.  ảnh: Khánh Linh 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên Ngày Quốc tế Yoga được tổ chức tại tỉnh Lào Cai, tiếp thêm động lực để người dân đến với bộ môn Yoga. Và mong muốn Ngày Quốc tế Yoga sẽ trở thành sự kiện thường niên tại Sa Pa, góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương cũng như là cầu nối để cộng hưởng quảng bá thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, tươi đẹp; con người Lào Cai thân thiện, mến khách đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.

yoga-2.jpg
Màn đồng diễn Yoga “Chào mặt trời - Chào đỉnh Fansipan” . Ảnh Khánh Linh
                                                                                                                          

Tại buổi đồng diễn, ngài Prany Verma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam đã khái quát về lịch sử hình thành của Yoga. Theo đó, Yoga là bộ môn truyền thống hàng ngàn năm tuổi của Ấn Độ cổ đại, kết hợp các hoạt động thể chất, tinh thần và tâm linh để đạt được sự hài hòa của cơ thể và tâm trí. Ngày Quốc tế Yoga được tổ chức thường niên từ năm 2015 do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lập nên nhằm tôn vinh lợi ích của Yoga đối với sức khỏe của con người, khuyến khích tập luyện Yoga trên toàn thế giới để phòng ngừa bệnh tật và giúp gắn kết cộng đồng. Ngày Quốc tế Yoga năm nay còn có ý nghĩa lớn khi Ấn Độ kỷ niệm sự kiện 75 năm giành lại độc lập.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã phát động thông điệp Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 và màn đồng diễn Yoga “Chào mặt trời - Chào đỉnh Fansipan” tại toàn bộ không gian sân Mây, chùa Hạ - Trung - Thượng và các đường dạo thuộc Khu du lịch cáp treo Fansipan Legend.

trao-truong.jpg
trao-nha.jpg
ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và Ngài Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam dự Lễ khánh thành Dự án "Xây dựng nhà lớp học, nhà ăn, công trình phụ trợ Trường Mầm non xã Trung Chải" với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng do Đại sứ quán Ấn Độ tài trợ            ảnh : Phúc Điền

Được biết, trước đó cũng trong khuân khổ của Lễ kỷ niệm Ngài Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã cùng ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và thị uỷ, UBND thị xã Sa Pa Ngài Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và thị uỷ, UBND thị xã Sa Pa đã dự Lễ khánh thành Dự án "Xây dựng nhà lớp học, nhà ăn, công trình phụ trợ Trường Mầm non xã Trung Chải" với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng do Đại sứ quán Ấn Độ tài trợ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Hình ảnh người lính biên phòng nơi “phên dậu Tổ Quốc”
34 năm gắn bó với biên giới, với người đồng bào dân tộc Mông, người lính mang quân hàm xanh ấy luôn mang trong mình nhiệt huyết của bộ đội cụ Hồ để cùng đồng bào Mông ở bản Ón phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ bình yên vùng phên dậu Tổ quốc. Đó là Thiếu tá Vi Xuân Thao - Bộ đội đồn biên phòng Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa)
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO