Dân tộc thiểu số

Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi

Khương Trung (ghi) 14:27 25/05/2023

(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.

Tham gia thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện KH phát triển KTXH và NSNN năm 2022; tình hình triển khai KH phát triển KTXH và NSNN năm 2023, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) thông tin: So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, với số liệu, thông tin đầy đủ, chuẩn xác hơn, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực hơn.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Vương Thị Hương, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững còn nhiều thách thức do tác động của dịch bệnh; thiên tai, bão lũ trái quy luật, khó dự báo; thực tiễn cho thấy hiện nay đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn đặc biệt là người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN).

small_db-vuong-thi-huong.jpg
Đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) phát biểu thảo luận Tổ sáng 25/5.

Liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển ĐB DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Đã bước sang năm thứ 3 thực hiện Chương trình và năm thứ 2 các địa phương được phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình của giai đoạn I: 2021-2025, bà Hương khẳng định đây là chương trình MTQG mà cử tri, nhân dân rất quan tâm, kỳ vọng, đồng tình ủng hộ, đặc biệt là cử tri, nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ngoài ra, đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. Đã ban hành 32/33 văn bản quy định, hướng dẫn về cơ chế, chính sách phục vụ quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. cơ bản các nội dung của Chương trình MTQG đã được các cơ quan, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Tuy nhiên Bà Hương cũng cho biết, đến cho đến thời điểm này vẫn còn một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của Chương trình chưa có hướng dẫn, chưa có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện hoặc đã có nhưng còn mâu thuẫn, chưa thống nhất dẫn đến các địa phương lúng túng, chậm triển khai Chương trình, gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của người dân - các đối tượng thụ hưởng Chương trình, cũng như làm chậm tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch của Chương trình, tạo áp lực giải ngân nguồn vốn cho các địa phương trong khi nguồn vốn thực hiện chương trình là rất lớn (bao gồm nguồn vốn chuyển nguồn (cả đầu tư và sự nghiệp) năm 2022 sang thực hiện năm 2023).

small_doan-dbqh.jpg
Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang 

Bà Hương đưa ra dẫn chứng: Đối với nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho người dân tại Dự án 1 kinh phí thực hiện được cấp theo nguồn vốn đầu tư, không phải vốn sự nghiệp như Chương trình MTQG giảm nghèo hoặc các chính sách hỗ trợ đã thực hiện trước đây. Do đó, việc thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất với tính chất nguồn vốn là vốn đầu tư sẽ phải tuân thủ theo các quy định của đầu tư công, tuy nhiên Đối tượng đầu tư công quy định tại Điều 5 của Luật đầu tư công không bao gồm nội dung đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình. Tại khoản 2, Điều 5, Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định “Đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và không theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo cơ chế đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định”. Đến nay chưa có quy định về cơ chế đặc thù thực hiện vốn đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình do đó các địa phương chưa có cơ sở triển khai thực hiện, nguồn vốn đã có, tiền có nhưng chưa thể thực hiện giải ngân, đồng nghĩa với việc người dân chưa đc tiếp cận, thụ hưởng chính sách theo quy định.

Với tiểu dự án 1 (Dự án 9), theo Quyết định 1719/2021 của CP về phê duyệt Chương trình quy định phạm vi thực hiện: hộ, thôn bản, và xã được thụ hưởng chính sách của tiểu dự án 1 (Dự án 9) thì không được thụ hưởng chính sách tại các dự án khác của Chương trình là một bất cập. Nếu đặt vấn đề là Dự án 9 hỗ trợ các dân tộc rất ít người, các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, các dân tộc có khó khăn đặc thù thì Dự án 9 nên là phần bổ sung cho các nội dung, dự án khác của Chương trình 1719 để các mục tiêu của Chương trình có thể đạt được với nhóm dân tộc có nhiều khó khăn này. Nhưng cách tiếp cận “thay thế” lại được áp dụng. Trong khi đó thì suất đầu tư, định mức hỗ trợ trong Dự án 9 (tiểu dự án 1) cũng không có khác biệt gì đáng kể so với các địa bàn, đối tượng khác thụ hưởng Chương trình 1719. Như vậy, việc xác định riêng một Dự án 9 không thực sự đáp ứng được kỳ vọng hỗ trợ các dân tộc còn nhiều khó khăn (hơn mức trung bình của các dân tộc khác).

Bên cạnh đó, bà Hương cũng cho biết, đến nay, còn 01 văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ của Tiểu dự án 2, Dự án 10: “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự” chưa được ban hành. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù tại.

Ngoài ra, việc giao kế hoạch nguồn vốn thực hiện: đối với vốn đầu tư đã giao cả giai đoạn 2021-2025, còn vốn sự nghiệp thì giao theo từng năm. Trong khi đó, căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Nghị định 27/2022 của CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG có quy định “Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm, tổng số vốn, cơ cấu vốn ngân sách trung ương cho cơ quan chủ quản chương trình”, do Luật NSNN không quy định việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp giai đoạn 05 năm cho các bộ ngành và địa phương. Chính vì vậy, vẫn chưa có cơ sở giao kế hoạch vốn sự nghiệp trung hạn để các cơ quan, địa phương chủ động trong việc cân đối, bố trí vốn cho lộ trình các năm thực hiện cũng như lập kế hoạch dài hạn cho các hoạt động, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, những dự án khởi nghiệp, phát triển vùng trồng dược liệu... đòi hỏi thời gian thực hiện dài.

small_toan-canh(1).jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ song 25/5

Từ những vướng mắc nêu trên đại biểu đoàn Hà Giang đề nghị Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương đã được chỉ rõ tại Công điện 71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rà soát, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ và rà soát, ban hành, sửa đổi các thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện và thống nhất để các cơ quan, các địa phương có cơ sở thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của Chương trình.

Đồng thời, thực hiện giao vốn sự nghiệp trung hạn chương trình MTQG như quy định tại khoản 5 Điều 5 của NĐ27 để tạo cơ sở cho cơ quan chủ chương trình, cơ quan chủ trì các dự án, tiểu dự án thành phần của CTMTQG 1719 có cơ sở xây dựng kế hoạch trung hạn thay vì liên tục điều chỉnh hàng năm theo phân bổ vốn thực tế của Bộ Tài chính.

Nghiên cứu lại cách tiếp cận “thay thế” trong chính sách với các dân tộc rất ít người, dân tộc còn nhiều khó khăn: Việc quy định các hộ, thôn bản, và xã được thụ hưởng chính sách của tiểu dự án 1 (Dự án 9) thì không được thụ hưởng các dự án khác của Chương trình là một cách tiếp cận còn bất cập trong thực tiễn. Thay vì “bổ sung” nguồn lực thì Chương trình sử dụng cách tiếp cận “thay thế” nguồn lực.

Ngoài ra, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành hoặc tham mưu ban hành hệ thống chính sách dân tộc và các văn bản pháp luật, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Nghị định được ban hành đã khá lâu, tới nay là 12 năm, bộc lộ nhiều hạn chế thời gian qua nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; đồng thời, nhiều chủ trương, định hướng quan trọng về chính sách dân tộc cho giai đoạn 2021-2030 đã được thể hiện tại Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị. Do đó, bà Hương đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi Nghị định này để cập nhật kịp thời các chính sách dân tộc trong tình hình mới để các địa phương có căn cứ thực hiện...

Bài liên quan
  • ĐBQH Nguyễn Thị Yến: Nên lấy ý kiến rộng rãi thì chất lượng xây dựng Luật mới hiệu quả
    (TN&MT) - Tham gia phát biểu tại phiên họp Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, đại biểu Nguyễn Thị Yến – (ĐBQH đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng các dự án Luật như sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cũng nên lấy ý kiến rộng rãi (như Luật Đất đai (Sửa đổi)) thì chất lượng, hiệu quả hơn, sát với tình hình thực tiễn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
  • Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Ủy ban Dân tộc đề xuất nâng mức chi thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn về kinh tế lên mức tối đa 5.000.000 đồng/người.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO