Phú Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI

Mỹ Bình | 26/08/2022, 09:41

Tối ngày 25/8, tại Quảng trường 1/4, thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022 với sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, vận động viên, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Phú Yên là vùng đất có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa riêng hình thành nên giá trị và bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em làm cho văn hóa Phú Yên trở nên đa dạng, phong phú với 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào: Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Raglai, sống tập trung ở 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh.

z3671985628057_fe1d3f38ec5f81f5049db163ee65728b.jpg
 Phú Yên là vùng đất có 30 dân tộc thiểu số 

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên được tổ chức định kỳ 3 năm một lần. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình, địa phương mình; góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất, con người Phú Yên; tăng cường tình đoàn kết các dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá du lịch địa phương.

z3671986994901_94383df3da18415b86bccb0a5a53a98b.jpg
Đây là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô lớn mang ý nghĩa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ XI - năm 2022 diễn ra từ ngày 25-28/8/2022 với các hoạt động như: trình diễn nghệ thuật dân gian kết hợp với giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; thi thiết kế, trưng bày, thuyết minh về trại; thi các môn thể thao dân gian như: đẩy gậy, kéo co, chạy cà kheo; trình diễn trích đoạn lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương; trình diễn nghề thủ công truyền thống; giới thiệu văn hóa ẩm thực gắn với phong tục tập quán mỗi dân tộc, địa phương. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là hình ảnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

z3671987115525_b4d564034567b9b4b7bbc6f5a0b0a6db.jpg
 Nhiều tiết mục nghệ thuật mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc được thể hiện trên sân khấu khai mạc 

Tại lễ khai mạc, UBND tỉnh Phú Yên đã công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chứng nhận nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng tỉnh Phú Yên đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hai nghề truyền thống gắn bó bao đời nay với người dân địa phương.

Bởi, từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, Lương Văn Chánh đưa lưu dân người Việt đến khẩn hoang lập nghiệp trên vùng đất Phú Yên. Khi đến vùng đất này, dựa vào đường bờ biển dài và vùng đồng bằng rộng lớn, cư dân người Việt đã cùng các dân tộc bản địa đem công sức, kinh nghiệm không ngừng khai khẩn, mở rộng đồng ruộng, phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện sống lúc bấy giờ.

Nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng ở Phú Yên là hai di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành từ đó.

img_2021.jpg
 Nước mắm Bà Mười Phú Yên rất nổi tiếng tại miền Trung 

Nghề làm nước mắm Phú Yên từ bao đời nay gắn liền với ngư dân các làng biển. Sản phẩm nước mắm Phú Yên được sản xuất theo phương pháp truyền thống: gài, nén, lọc, nhỉ bằng thủ công, lấy mắm tinh chất từ cá và muối, hương vị thơm ngon đặc trưng, có hàm lượng đạm cao, làm nên danh tiếng thương hiệu nước mắm Phú Yên. Nước mắm Phú Yên không chỉ là sản phẩm hiện hữu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình mà đã trở thành đặc sản địa phương để làm quà gửi tặng người thân, bạn bè bốn phương vào những dịp lễ, Tết.

z3671987198739_b44fe80f517486bb8b1f75dc3a65d1ce.jpg
 Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đánh trống khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022

Nghề làm bánh tráng Phú Yên đã đi vào đời sống văn hóa của người dân Phú Yên, phản ánh sự sáng tạo của con người trong văn hóa ẩm thực, từ sự tỉ mỉ trong việc sử dụng nguyên liệu đến phương pháp thực hành thuần thục của nghệ nhân, tạo cho bánh tráng Phú Yên trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Bánh tráng Phú Yên được coi như một món quà đặc sản dân dã, là niềm tự hào, là một phần văn hóa không thể thiếu với mỗi người con đất Phú.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng ở Phú Yên vẫn giữ được những giá trị truyền thống. Sản phẩm bánh tráng và nước mắm đã trở thành món ăn và gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Phú Yên, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Phú Yên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Tuổi trẻ vùng cao Quỳ Châu tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; nhiều "điểm đen" ô nhiễm môi trường được xoá bỏ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.
  • Về Quỳnh Nhai xem bà con làm du lịch cộng đồng
    (TN&MT) - Được ví như "vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã dồn các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch lòng hồ Sông Đà.
  • Gia Lai: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) – Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, ngành của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) thực hiện thường niên nhiều năm nay. Hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai, tăng tỷ lệ cấp “sổ đỏ” cho người dân vùng DTTS trên địa bàn.
  • ĐBSCL: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Nhằm năng cao kiến thức, thay đổi thói quen về công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương,… các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm.
  • Dân tộc Lào (Điện Biên) lưu truyền cách làm vải tự nhiên, thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Hiện nay, do điều kiện, nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển của xã hội, sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, vì thế đồng bào các dân tộc Điện Biên đã không còn giữ nguyên bản sắc; từ chất liệu vải đến kiểu dáng. Đặc biệt, giới trẻ.
  • Nghệ An: Lan toả mô hình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở huyện biên giới Tương Dương
    (TN&MT) - Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản tại các khe suối, nhiều xã như Lưu Kiền, Tam Hợp, Tam Thái, Tam Quang…tại huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã có những mô hình bảo tồn và đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái.
  • Về Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội dự lễ Ramadan
    Nhân dịp lễ Ramadan 2022, diễn từ 1/4 đến 1/5, Thánh đường Al-Noor tại 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung.
  • Bảo Lâm (Cao Bằng): Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô
    (TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc, ngày 21/4, tại xóm Cả Đổng, xã Đức Hạnh, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
  • Bình Định: Làng M9 Vĩnh Hòa đẹp làng sạch ngõ
    (TN&MT) - Vĩnh Hòa là một trong 9 xã của huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có phần lớn đồng bào dân tộc Bana sinh sống. Có dịp về thăm Vĩnh Hòa hôm nay, chúng tôi chứng kiến những đổi thay của vùng đất nghèo khó này, nhất là tại làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống lại đẹp như bức tranh sơn dầu với gam màu xanh lá cây, màu đỏ hoa dâm bụt làm chủ đạo.
  • Hà Tĩnh: Vùng công giáo gương mẫu trong xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà
    Ngoài việc quan tâm đến các quy định của ngành Y tế về cách ly, điều trị tại nhà, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt của F0 được bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh hết sức chú ý thực hiện theo chỉ dẫn, hạn chế được nguồn lây cao trong cộng đồng.
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam
    (TN&MT) - Đây được xem là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, Trong lễ phóng sinh này, chùa Viên Quang đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO