Về Nghĩa Đô – Bảo Yên xem bà con dân tộc Tày làm du lịch

Bích Hợp | 22/08/2022, 10:30

(TN&MT) - Cách trung tâm huyện Bảo Yên( Lào Cai) gần 30km, xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống. Nghĩa Đô không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Nơi đây cũng là vùng đất có nền văn hoá phong phú, tạo nên những nét văn hoá, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và là một điểm đến du lịch cộng đồng không thể bỏ qua khi đến với du lịch Lào Cai.

Với phương châm “du lịch xanh thân thiện với môi trường”, đồng bào dân tộc Tày đã cùng chính quyền xã Nghĩa Đô đồng lòng xây dựng hình ảnh một Nghĩa Đô với nét văn hoá rừng cọ, đồi chè, những nếp nhà sàn và các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát làm say lòng du khách. Một Nghĩa Đô xanh, sạch, đẹp với nhiều hoạt động ý nghĩa như: “Mỗi người dân trồng một cây cọ” để bảo tồn cây cọ địa phương; “Ngày thứ Bảy xanh” thu gom rác thải, làm sạch dòng các dòng suối, trồng hoa ven đường... Bên cạnh đó là xây dựng các điểm du lịch văn hóa gắn với truyền thống lịch sử (Di tích Đồn Nghĩa Đô với lịch sử chiến thắng Nghĩa Đô), kết nối tuyến du lịch tâm linh đền Bảo Hà - đền Phúc Khánh - đền Nghĩa Đô.

Nghĩa Đô hôm nay không chỉ là địa phương quảng bá hiệu quả đất và người, Nghĩa Đô còn từng bước vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao và phát triển du lịch cộng đồng.

nghia-do-1.jpg

Nghĩa Đô, Bảo Yên ( Lào Cai) một điểm đến du lịch cộng đồng đặc sắc của người Tày mà du khách đến với du lịch Lào Cai không thể bỏ qua.

nghia-do-2.jpg

Với nét văn hoá rừng cọ, đồi chè, những nếp nhà sàn du lịch sinh thái Nghĩa Đô làm say lòng du khách.

nghia-do-3.jpg

Du khách thích thú trải nghiệm ẩm thực và văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày Nghĩa Đô

nghia-do-4.jpg
nghia-do-5.jpg
nghia-do-6.jpg

Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát

nghia-do-7.jpg
nghia-do-8.jpg

Đồng bào Tày và chính quyền Nghĩa Đô đồng lòng xây dựng Nghĩa Đô thành một điểm đến du lịch xanh thân thiện với môi trường

nghia-do-9.jpg
Bài liên quan
  • Về Quỳnh Nhai xem bà con làm du lịch cộng đồng
    (TN&MT) - Được ví như "vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã dồn các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch lòng hồ Sông Đà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Sức sống dòng sông Mẹ
(TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
Đừng bỏ lỡ
  • ĐBSCL: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Nhằm năng cao kiến thức, thay đổi thói quen về công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương,… các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm.
  • Dân tộc Lào (Điện Biên) lưu truyền cách làm vải tự nhiên, thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Hiện nay, do điều kiện, nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển của xã hội, sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, vì thế đồng bào các dân tộc Điện Biên đã không còn giữ nguyên bản sắc; từ chất liệu vải đến kiểu dáng. Đặc biệt, giới trẻ.
  • Nghệ An: Lan toả mô hình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở huyện biên giới Tương Dương
    (TN&MT) - Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản tại các khe suối, nhiều xã như Lưu Kiền, Tam Hợp, Tam Thái, Tam Quang…tại huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã có những mô hình bảo tồn và đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái.
  • Về Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội dự lễ Ramadan
    Nhân dịp lễ Ramadan 2022, diễn từ 1/4 đến 1/5, Thánh đường Al-Noor tại 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung.
  • Bảo Lâm (Cao Bằng): Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô
    (TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc, ngày 21/4, tại xóm Cả Đổng, xã Đức Hạnh, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
  • Bình Định: Làng M9 Vĩnh Hòa đẹp làng sạch ngõ
    (TN&MT) - Vĩnh Hòa là một trong 9 xã của huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có phần lớn đồng bào dân tộc Bana sinh sống. Có dịp về thăm Vĩnh Hòa hôm nay, chúng tôi chứng kiến những đổi thay của vùng đất nghèo khó này, nhất là tại làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống lại đẹp như bức tranh sơn dầu với gam màu xanh lá cây, màu đỏ hoa dâm bụt làm chủ đạo.
  • Hà Tĩnh: Vùng công giáo gương mẫu trong xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà
    Ngoài việc quan tâm đến các quy định của ngành Y tế về cách ly, điều trị tại nhà, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt của F0 được bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh hết sức chú ý thực hiện theo chỉ dẫn, hạn chế được nguồn lây cao trong cộng đồng.
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam
    (TN&MT) - Đây được xem là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, Trong lễ phóng sinh này, chùa Viên Quang đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO