Gia Lai: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS

Quế Mai | 20/08/2022, 23:14

(TN&MT) - Bằng các hình thức tuyên truyền trực tiếp và thông qua các mô hình, hoạt động cụ thể, các cấp chính quyền địa phương và hội đoàn thể tỉnh Gia Lai đã đưa phong trào bảo vệ môi trường ngày càng được nhiều người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hưởng ứng, thực hiện.

Nhiều năm trở lại đây, phong trào bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm và phát triển rộng rãi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhờ có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, phối hợp cùng các hội, đoàn thể, các hoạt động về bảo vệ môi trường được tổ chức thường xuyên, ở tất cả các thôn, làng người đồng bào DTTS.

Ngoài tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước, đảm bảo không để rác phát sinh và ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, các địa phương còn xây dựng nhiều mô hình: hạn chế sử dụng túi nilong để bảo vệ môi trường, trồng cây xanh…để nâng cao ý thức, trách nhiệm của đồng bào DTTS tại địa phương trong công tác bảo vệ môi trường.

anh-1.jpg

Bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật do Hội Nông dân xã Ia Ke (huyện Phú Thiện) xây dựng ngay gần ruộng lúa để người dân thuận tiện sử dụng

Hàng năm, ngành TN&MT tỉnh Gia Lai cũng phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho các đối tượng người dân là đồng bào DTTS. Một số địa phương còn lồng ghép tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường cho bà con DTTS ở các cuộc họp thôn, làng; đến tận nhà từng hộ dân để tuyên truyền, vận động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; in tờ tuyên truyền bằng tiếng dân tộc bản địa, phát cho người dân để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Một số hình ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường của người đồng bào DTTS tại Gia Lai:

anh-2.jpg

Cán bộ Hội Nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) vận động, tuyên truyền người dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào đúng nơi quy định, tránh ô nhiễn môi trường

anh-3(2).jpg

Người dân Làng Pleikep (TP Pleiku) dọn dẹp rác thải quanh nhà rông văn hóa của làng

anh-4.jpg
Dân làng Pleikep quét dọn đường làng, ngõ xóm, tham gia mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”
anh-5.jpg
Người dân làng Kó (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah) được phát tờ tuyên truyền bằng tiếng Jarai về “hạn chế sử dụng túi nilong để bảo vệ môi trường”
anh-6.jpg

Cán bộ thôn, làng (xã Ia Ka, huyện Chư Pah) đến tận nhà để tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào dọn dẹp vệ sinh đường làng, trồng cây xanh.

anh-7.jpg

Người dân làng Tiêng 1 (xã Tân Sơn, TP Pleiku) tham gia trồng cây xanh thích ứng với biến đổi khí hậu

anh-8.jpg
Người dân huyện Đức Cơ dọn dẹp vệ sinh quanh nhà rông nhân dịp hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2022 và Tháng hành động vì môi trường 2022
anh-9.jpg

Trồng cây xanh ở dọc đường làng (huyện Đức Cơ) hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 2022

Bài liên quan
  • Tuổi trẻ vùng cao Quỳ Châu tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; nhiều "điểm đen" ô nhiễm môi trường được xoá bỏ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Tuổi trẻ vùng cao Quỳ Châu tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; nhiều "điểm đen" ô nhiễm môi trường được xoá bỏ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.
  • Về Quỳnh Nhai xem bà con làm du lịch cộng đồng
    (TN&MT) - Được ví như "vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã dồn các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch lòng hồ Sông Đà.
  • Gia Lai: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) – Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, ngành của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) thực hiện thường niên nhiều năm nay. Hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai, tăng tỷ lệ cấp “sổ đỏ” cho người dân vùng DTTS trên địa bàn.
  • ĐBSCL: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Nhằm năng cao kiến thức, thay đổi thói quen về công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương,… các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm.
  • Dân tộc Lào (Điện Biên) lưu truyền cách làm vải tự nhiên, thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Hiện nay, do điều kiện, nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển của xã hội, sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, vì thế đồng bào các dân tộc Điện Biên đã không còn giữ nguyên bản sắc; từ chất liệu vải đến kiểu dáng. Đặc biệt, giới trẻ.
  • Nghệ An: Lan toả mô hình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở huyện biên giới Tương Dương
    (TN&MT) - Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản tại các khe suối, nhiều xã như Lưu Kiền, Tam Hợp, Tam Thái, Tam Quang…tại huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã có những mô hình bảo tồn và đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái.
  • Về Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội dự lễ Ramadan
    Nhân dịp lễ Ramadan 2022, diễn từ 1/4 đến 1/5, Thánh đường Al-Noor tại 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung.
  • Bảo Lâm (Cao Bằng): Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô
    (TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc, ngày 21/4, tại xóm Cả Đổng, xã Đức Hạnh, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
  • Bình Định: Làng M9 Vĩnh Hòa đẹp làng sạch ngõ
    (TN&MT) - Vĩnh Hòa là một trong 9 xã của huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có phần lớn đồng bào dân tộc Bana sinh sống. Có dịp về thăm Vĩnh Hòa hôm nay, chúng tôi chứng kiến những đổi thay của vùng đất nghèo khó này, nhất là tại làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống lại đẹp như bức tranh sơn dầu với gam màu xanh lá cây, màu đỏ hoa dâm bụt làm chủ đạo.
  • Hà Tĩnh: Vùng công giáo gương mẫu trong xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà
    Ngoài việc quan tâm đến các quy định của ngành Y tế về cách ly, điều trị tại nhà, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt của F0 được bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh hết sức chú ý thực hiện theo chỉ dẫn, hạn chế được nguồn lây cao trong cộng đồng.
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam
    (TN&MT) - Đây được xem là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, Trong lễ phóng sinh này, chùa Viên Quang đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO