Nét đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Đình Tiệp | 17/09/2021, 11:37

(TN&MT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt nằm trên địa bàn 9 xã thuộc huyện vùng biên Quế Phong (tỉnh Nghệ An), gồm xã Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn. Đây là Khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học rất cao ở miền Tây xứ Nghệ với các loại động, thực vật vô cùng đa dạng, phong phú.

Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích quy hoạch gần 86 nghìn héc ta; trong đó, quy hoạch rừng Đặc dụng hơn 34 nghìn héc ta, quy hoạch rừng phòng hộ trên 51 nghìn héc ta. Có đến hơn 26 nghìn héc ta phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện, đã xác định được 2.425 loài thực vật rừng và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông; Thông đất; Cỏ tháp bút; Dương xỉ; Thông và Ngọc lan. Trong đó, có 129 loài và dưới loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam; Có 112 loài, Danh mục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP với 25 loài và IUCN (2017) là 15 loài.

Đặc biêt, đã mô tả 4 loài mới cho khoa học là Trà hoa vàng Nghệ An; Trà hoa vàng Pù Hoạt; Gừng Vũ Quang; Xuyến thư Pù Hoạt. Bổ sung 8 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Gừng quả trần; Gừng hoa cong xuống; Sa nhân nhẵn; Gừng lá bắc cong; Gừng lá bắc cựa; Huyết rồng Pù Hoạt; Lãnh công quảng cây và Nhọc trái khớp Pù Hoạt.

Ngoài ra, còn ghi nhận 10 loài gần đây mới được công bố cho khoa học và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam phân bố ở Pù Hoạt gồm Giác đế bân; Gừng trung bộ; Gừng lá sáng bóng; Riềng nhiều hoa; Sa nhân; Gừng ottensi; Sa nhân quế; Nô Vũ Quang; Chân danh; Bế Pù Hoạt.

Khu BTTN Pù Hoạt cũng đã xác định được 713 loài động vật rừng, thuộc 132 họ, 41 bộ. Trong đó, lớp Thú Mammalia gồm 134 loài, 31 họ, 12 bộ; Lớp Chim Aves có 379 loài, 59 họ, 18 bộ; Lớp Bò sát Reptilia có 64 loài, 15 họ, 2 bộ; Lớp Lưỡng cư Amphibia có 55 loài, 7 họ, 2 bộ; Lớp Cá vây tia Chordata gồm 81 loài, 20 họ, 7 bộ. Có 169 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, có 83 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 108 loài trong Sách Đỏ thế giới (IUCN, 2021), 121 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP và 42 loài trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.

Trong Khu bảo tồn có một số loài Thú lớn quý hiếm ghi nhận lại tại khu vực Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm: Hổ; Gấu ngựa; Gấu chó; Cầy giông; Cầy giông sọc; Cầy mực; Chà vá chân nâu; Beo lửa; Báo gấm; Lợn rừng; Hoẵng; Bò tót; Sơn Dương; Thỏ vằn; Mang lớn, Mang Pù Hoạt; Sao la,...

Một số loài Chim đặc hữu, quy hiếm và có giá trị kinh tế ghi nhận lại ở Khu BTTN Pù Hoạt so với kết quả điều tra năm 1997 bao gồm Trĩ sao; Gà lôi vằn; Gà tiền mặt vàng; Công; Hồng hoàng; Niệc nâu; Niệc cổ hung; Niệc mỏ vằn; Bói cá lớn; Chích chòe lửa,...

Một số loài Bò sát, Lưỡng cư đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế ghi nhận lại ở Khu BTTN Pù Hoạt so với kết quả điều tra năm 1997 bao gồm Cóc mày pù hoạt; Cá cóc thái; Rùa to đầu; Ba ba trơn; Rùa đất lớn; Rùa núi vàng; Rùa sa nhân; Rùa hộp trán vàng; Tắc kè hoa; Rồng đất; Rắn hổ chúa; Rắn cặp nong; Cóc rừng; Ếch trơn; Ếch gai sần,...

Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

 

Vượn đen má trắng.

 

Sóc đen ghi nhận tại khe Phà Lài, xã Tri Lễ.

 

Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới.

 

Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới.

 

Cây sa mu dầu cổ thụ trong Khu BTTN Pù Hoạt.

 

Gài đặt bẫy ảnh để điều tra điểm tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ.

 

Chim mào vàng tại khu vực Huổi Cum, xã Tri Lễ.

 

Chích chòe lửa tại khe Nậm Poọng, xã Thông Thụ.

 

Quần thể Sa mu dầu nhìn từ trên cao.

 

Tuần tra, bảo vệ rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt.

 

Các cán bộ trong Khu BTTN Pù Hoạt tiến hành tuần tra thường xuyên với những chuyến đi kéo dài hàng chục ngày trong vùng lõi.

Bài liên quan
  • Khám phá “Vương quốc Pơ mu” nghìn năm tuổi ở Quảng Nam
    (TN&MT) - Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, thì cánh rừng Pơ mu nguyên sinh nghìn năm tuổi nằm trên đỉnh núi Zi’liêng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)  đang được người Cơ Tu bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn từ nhiều đời nay như mạng sống của chính họ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Tuổi trẻ vùng cao Quỳ Châu tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; nhiều "điểm đen" ô nhiễm môi trường được xoá bỏ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.
  • Về Quỳnh Nhai xem bà con làm du lịch cộng đồng
    (TN&MT) - Được ví như "vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã dồn các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch lòng hồ Sông Đà.
  • Gia Lai: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) – Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, ngành của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) thực hiện thường niên nhiều năm nay. Hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai, tăng tỷ lệ cấp “sổ đỏ” cho người dân vùng DTTS trên địa bàn.
  • ĐBSCL: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Nhằm năng cao kiến thức, thay đổi thói quen về công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương,… các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm.
  • Dân tộc Lào (Điện Biên) lưu truyền cách làm vải tự nhiên, thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Hiện nay, do điều kiện, nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển của xã hội, sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, vì thế đồng bào các dân tộc Điện Biên đã không còn giữ nguyên bản sắc; từ chất liệu vải đến kiểu dáng. Đặc biệt, giới trẻ.
  • Nghệ An: Lan toả mô hình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở huyện biên giới Tương Dương
    (TN&MT) - Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản tại các khe suối, nhiều xã như Lưu Kiền, Tam Hợp, Tam Thái, Tam Quang…tại huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã có những mô hình bảo tồn và đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái.
  • Về Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội dự lễ Ramadan
    Nhân dịp lễ Ramadan 2022, diễn từ 1/4 đến 1/5, Thánh đường Al-Noor tại 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung.
  • Bảo Lâm (Cao Bằng): Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô
    (TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc, ngày 21/4, tại xóm Cả Đổng, xã Đức Hạnh, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
  • Bình Định: Làng M9 Vĩnh Hòa đẹp làng sạch ngõ
    (TN&MT) - Vĩnh Hòa là một trong 9 xã của huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có phần lớn đồng bào dân tộc Bana sinh sống. Có dịp về thăm Vĩnh Hòa hôm nay, chúng tôi chứng kiến những đổi thay của vùng đất nghèo khó này, nhất là tại làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống lại đẹp như bức tranh sơn dầu với gam màu xanh lá cây, màu đỏ hoa dâm bụt làm chủ đạo.
  • Hà Tĩnh: Vùng công giáo gương mẫu trong xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà
    Ngoài việc quan tâm đến các quy định của ngành Y tế về cách ly, điều trị tại nhà, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt của F0 được bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh hết sức chú ý thực hiện theo chỉ dẫn, hạn chế được nguồn lây cao trong cộng đồng.
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam
    (TN&MT) - Đây được xem là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, Trong lễ phóng sinh này, chùa Viên Quang đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO