Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 2/5/2025 15:6 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 11/09/2021 , 15:17 (GMT+7)

Màu áo xanh xung kích miền biên viễn

Thứ Bảy 11/09/2021 , 15:17 (GMT+7)

(TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện Tương Dương (Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; cảnh quan môi trường được dọn dẹp sạch sẽ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.

Tương Dương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Nghệ An với 16 xã, 1 thị trấn. Trong đó, có 4 xã biên giới là Tam Quang, Tam Hợp, Nhôn Mai, Mai Sơn. Tương Dương cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nhất là người dân tộc Thái, Khơ Mú, Mông.

Đây là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An được hưởng chính sách đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, xa bởi sự cách trở về đường sá, địa hình...

Với nhiệm vụ là lực lượng xung kích, Huyện đoàn Tương Dương luôn đi đầu trong các phong trào thanh niên trên địa bàn. Ngoài những chiến dịch ra quân, Huyện Đoàn Tương Dương còn chỉ đạo lực lượng đoàn viên, thanh niên ở các xã, thị trấn tiên phong triển khai các phong trào trong nhiều năm qua và đạt được những kết quả tích cực, được đoàn viên, thanh niên và người dân ghi nhận, tin yêu, khen ngợi.

Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường. Thế nhưng, các chương trình hoạt động của Huyện đoàn Tương Dương  không vì thế mà bị ngừng trệ, ngược lại vẫn được duy trì rất đều đặn, tích cực.

Các hoạt động tiêu biểu như ra quân hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Tân Sửu; đổ bê tông 300m đường giao thông nông thôn tại bản Xoóng Con, xã Lưu Kiền; Phát quang cây cối, thu dọn thực bì, tạo đường băng cản lửa với chiều dài gần 2km tại Khu rừng đặc dụng săng lẻ ở xã Tam Đình; Khoét núi, mở đường vào bản Na kho, xã Nga My; Khơi thông được 2km mương thoát nước dọc tuyến đê sông Lam tại thị trấn Thạch Giám; Mô hình sọt rác thanh niên, bảo vệ dòng chảy khe suối…

Anh Lô Văn Giáp – Bí thư Huyện đoàn Tương Dương, phấn khởi cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2021, đoàn viên, thanh niên toàn huyện đã làm mới 1,2 km, sửa chữa 4 km đường giao thông nông thôn. Xử lý hơn 6 tấn rác thải, lắp đặt hàng chục sọt thu gom chai lọ nông dược, thu gom gom rác thải tại các điểm du lịch cộng đồng; xóa 7 điểm đen ô nhiễm môi trường; phát quang hơn 10km đường giao thông; nạo vét hơn 2km kênh thoát nước… trồng mới gần 6.000 cây. Các hoạt động nói trên đã thu hút được hơn 2.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.

Trông cây xanh quân hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

 

Các đoàn viên, thanh niên đang đổ đường bê tông mới.

 

Các đoàn viên, thanh niên phát huy tinh thần hăng hái, xung kích.

 

Tuyến đường bê tông dài 300m tại bản Xoóng Con, xã Lưu Kiền được Đoàn thanh niên huyện Tương Dương hoàn thành.

 

Nhiều tuyến đường thanh niên được hình thành.

 

Nạo vét, khơi thông, làm sạch mương đường giao thông.

 

Phát dọn thực bì tại Khu rừng đặc dụng săng lẻ tại xã Tam Đình.

 

Thu gom rác để làm sạch dưới dòng suối Chà Lạp (xã Tam Hợp).

 

Thu gom rác thải có khả năng tái chế.

 

Mô hình sọt rác thanh niên đan bằng tre thân thiện với môi trường ở xã Tam Hợp.

 

Hoạt động thu gom, dọn rác thải được Huyện đoàn Tương Dương triển khai thường xuyên và duy trì đều đặn.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm