Khám phá “Vương quốc Pơ mu” nghìn năm tuổi ở Quảng Nam

Lan Anh | 25/08/2021, 10:34

(TN&MT) - Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, thì cánh rừng Pơ mu nguyên sinh nghìn năm tuổi nằm trên đỉnh núi Zi’liêng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)  đang được người Cơ Tu bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn từ nhiều đời nay như mạng sống của chính họ.

Nằm cách trung tâm huyện Tây Giang (Quảng Nam) về phía tây khoảng 35- 40km, thuộc địa phận 2 xã Tr’hy và Axan, trên đỉnh núi Zi’liêng có một quần thể rừng Pơ mu cổ với khoảng hơn 1.200 cây, trong đó có 725 cây có độ tuổi từ khoảng 300 đến 1.000 tuổi đã được công nhận là Cây di sản.

Đây được xem là loài cây linh thiêng của người Cơ Tu ở vùng cao Tây Giang, do đó được người dân hết sức giữ gìn, bảo vệ. Với người dân tộc Cơ Tu, từ xa xưa, những cây rừng cổ thụ là nơi trú ngụ của thần linh. Rừng Pơ mu lại càng linh thiêng, là báu vật nghìn năm, là vương quốc che chở cho dân làng, nếu không gìn giữ để mất đi là có tội với tiên tổ.

Bà con tham gia bảo vệ rừng bằng cách lập các tổ tự quản với gần 30 thành viên chủ yếu là thanh niên trai tráng để canh giữ không cho người ngoài vào rừng, ai phá rừng sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật và lệ làng. Thân cây Pơ mu được đánh số, gắn chíp định vị để tiện theo dõi. Hàng năm, huyện cấp kinh phí để phục vụ việc bảo vệ cánh rừng nguyên sinh được cho là quý hiếm nhất miền Trung.

Khu rừng Pơ mu (Tây Giang) được đánh giá là cánh rừng nguyên sinh “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.

Du khách ngỡ ngàng khi đặt chân đến cánh rừng nguyên sơ, hùng vĩ.

 

Đường vào rừng Pơ mu bao phủ một màu xanh ngọc.

 

Tại Việt Nam, Pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và có đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Vì thế, gỗ Pơ mu được sử dụng để làm các đồ tạo tác mỹ thuật, các loại đồ gia dụng. Đây còn là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào “sách đỏ”.

 

Bà con tham gia bảo vệ rừng bằng cách lập các tổ tự quản với gần 30 thành viên chủ yếu là thanh niên trai tráng để canh giữ không cho người ngoài vào rừng.

 

Trung bình những cây Pơ mu có đường kính cả chục mét trở lên, cao khoảng 30 mét, một số cây lớn cao đến 50 mét, có tuổi đời hàng nghìn năm.

 

Nhiều gốc sần sùi, bị rỗng tạo nên những hình thù kỳ lạ giống những con vật mà người Cơ Tu gọi là Pơ mu sư tử, rồng, voi...

 

Thân cây Pơ mu được đánh số, gắn chíp định vị để tiện theo dõi. Hàng năm, huyện cấp kinh phí để phục vụ việc bảo vệ cánh rừng nguyên sinh được cho là quý hiếm nhất miền Trung - Tây Nguyên này.

 

Hàng năm, người Cơ tu đều tổ chức Lẽ hội khai năm tạ ơn rừng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, giữ rừng và bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội...

 

Chính quyền huyện Tây Giang đang xúc tiến phát triển mô hình du lịch sinh thái để thu hút du khách đến với Tây Giang khám phá “Vương quốc Pơ mu” giúp đồng bào người Cơ Tu nơi đây “sống” được nhờ rừng. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO