Dân tộc thiểu số

ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khương Trung (Lược ghi) 18:50 01/06/2023

(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chiều 1/6, phát biểu tại hội trường Quốc hội những nội dung về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Đại biểu Lý Thị Lan, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho biết, hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, cùng với đó là hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chế độ, định mức là thước đo và là cơ sở quan trọng nhất để THTK, CLP. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách thì năm 2022 được đánh giá là năm Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã làm tốt việc này, 602 văn bản QPPL trong đó có nhiều quy định liên quan đến THTK, CLP đã được ban hành; ban hành mới gần 10.000 văn bản; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trên 2.600 văn bản quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

ly-thi-lan.jpg
Đại biểu Lý Thị Lan, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Tuy nhiên, Bà Lan thông tin, điều mà cử tri, nhân dân và ĐBQH quan tâm là Chính phủ cần báo cáo, đánh giá rõ hơn về những tồn tại, hạn chế, lãng phí, nhất là những lãng phí xuất phát từ việc ban hành các quy định pháp luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới lãng phí, thậm chí tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách, đầu tư công; trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trong mua sắm, quản lý, sử dụng trụ sở, nhà đất của các cơ quan nhà nước; quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoảng sản; quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, và đặc biệt là những lãng phí do đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thái độ thờ ơ, vô cảm, kéo dài thực hiện các thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức.

Bà Lan cho rằng, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng cho thấy: Tình trạng chưa đảm bảo tiến độ trình các dự án luật, dự thảo các Nghị định kèm theo không đảm bảo chất lượng, còn rất hình thức (đơn cử như dự thảo Nghị định kèm theo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh đang trình tại kỳ họp này còn sơ sài, chung chung, khó có thể triển khai thực hiện ngay, có điều còn không chi tiết như quy định tại dự thảo Nghị quyết);

Dự án luật chuẩn bị chưa đảm bảo chất lượng như dự án sửa đổi Luật bảo hiểm y tế (dự án luật mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải sớm được ban hành);

Ngoài ra, tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh chưa được khắc phục; có tới 44 điều, khoản của 37 luật, pháp lệnh chưa được Chính phủ và 15 Bộ, ngành ban hành văn bản quy định chi tiết; 64 văn bản đã ban hành nhưng chậm so với yêu cầu.

Theo ĐBQH Lý Thị Lan, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới chậm, chưa có cơ sở pháp lý tổ chức triển khai thực hiện. Như Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách có nêu tới T10/2022 Chương trình mới cơ bản hoàn thành việc ban hành văn bản hướng dẫn của Trung ương, và tới nay là tháng 6/2023 hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thống nhất, hoàn thiện, một số tiểu dự án, dự án của Chương trình vẫn chưa thể triển khai mặc dù đã bước sang năm thứ 3 thực hiện Chương trình.

“Điều này gây lãng phí nguồn lực, lãng phí thời gian, lãng phí cơ hội thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình và đặc biệt là lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.” – ĐBQH Lý Thị Lan nhấn mạnh.

Từ thực trạng trên, bà Lan kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cần thực hiện và chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL; tổ chức hội nghị đánh giả việc thực hiện Nghị quyết số 81 ngày 5/11/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện kết luận số 19 của Bộ chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV; sau mỗi hội nghị cần triển khai và giao cơ quan chức năng ban hành, tổ chức thực hiện ngay, đưa các Luật,Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua sớm đi vào cuộc sống, qua đó đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện và nếu làm tốt việc này sẽ là cơ sở, là gốc cho thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO