Bảo vệ môi trường Hà Nội

Nâng chất lượng không khí cho Hà Nội: Cần sự phối hợp của các tỉnh lân cận
(TN&MT) - Để cải thiện hiệu quả chất lượng không khí cho Hà Nội, bên cạnh quyết tâm của thành phố, Hà Nội rất cần sự phối hợp của các tỉnh lân cận; sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế; đặc biệt, cần tăng cường biện pháp kiểm soát các nguồn phát thải bụi mịn PM2.5 trên địa bàn thành phố, tập trung vào các nguồn giao thông, công nghiệp, đốt rơm rạ,...
  • Hà Nội triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong năm 2021, Sở TN&MT Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, gần 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung; 99% chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thu gom, xử lý…
  • Hà Nội xây dựng không gian, lan tỏa lối sống phát thải thấp
    (TN&MT) - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội vừa phối hợp với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (LL) và chính quyền địa phương tổ chức xây dựng mô hình Không gian công cộng phát thải thấp tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
  • Người dân Thủ đô tham gia tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật về môi trường, UBND TP Hà Nội đã triển khai cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” vào ngày 28/7.
  • Bảo vệ môi trường Hà Nội - Nhìn từ đại dịch Covid-19: Sáng kiến nhỏ, ý nghĩa lớn
    (TN&MT) - “Môi trường sạch sẽ góp phần đẩy lùi bệnh tật”, với tinh thần đó, nhiều quận nội thành của TP. Hà Nội đã triển khai các mô hình, sáng kiến trong công tác vệ sinh môi trường để mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi con phố là “pháo đài” và mỗi tòa chung cư là “cụm dân cư an toàn”.
  • Bảo vệ môi trường Hà Nội - Nhìn từ đại dịch Covid-19: Giấc mơ phố sạch
    (TN&MT) - Những ngày cuối của đợt đầu tiên cả nước thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội, nhóm Phóng viên chúng tôi đã đi một vòng các phố chính của Hà Nội để quan sát, cảm nhận công tác vệ sinh môi trường.
  • Bảo vệ môi trường Hà Nội - nhìn từ đại dịch Covid-19: Quyết liệt quản lý chất thải
    (TN&MT) - Để hạn chế mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, TP. Hà Nội đang thực hiện tốt quản lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là chất thải y tế. Báo Tài nguyên và Môi trường có cuộc phỏng vấn với ông Mai Trọng Thái - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP. Hà Nội) xung quanh vấn đề này.
  • Hà Nội phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - TP Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách giúp người dân, cơ quan, doanh nghiệp cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường.
  • Hà Nội: Ngày 13/1, chỉ số chất lượng không khí đa phần ở mức kém
    (TN&MT) - Chiều 13/1, đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn TP đa phần ở mức kém, trên dưới 150.
  • Hà Nội xác định nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã phát động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường bắt đầu từ thứ 7, chủ Nhật tuần này; bên cạnh đó xây dựng nghị quyết về chế tài xử phạt cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường...
  • Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển:  Sản xuất sạch hơn gắn với bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Không chỉ là một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành phân bón Việt Nam, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển còn là một trong những doanh nghiệp (DN) đi đầu, kiên trì với mục tiêu sản xuất sạch hơn, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.
  • Hà Nội cần cơ chế, chính sách đặc thù trong bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Qua 6 năm thực hiện Luật Thủ đô, thực tiễn cho thấy vẫn còn những “khoảng trống” chính sách khiến công tác bảo vệ môi trường của Hà Nội gặp không ít khó khăn.
  • Người dân Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình được hưởng chất lượng không khí tốt trong ngày Hà Nội trở mưa
    (TN&MT) - Chiều 29/7/2019, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã công bố chỉ số AQI trong ngày, kết quả cho thấy tại các Trạm quan trắc khu vực Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình đều cho chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt ở mức tốt.
  • Hà Nội: Điều kiện khí tượng thuận lợi tác động tích cực đến chất lượng không khí
    (TN&MT) - Trong tuần vừa qua (từ ngày 21/07/2019 đến ngày 27/07/2019) điều kiện khí tượng đã có tác động khá tích cực nên sự cải thiện về chất lượng không khí trên địa bản Thủ đô. Trong đó, qua số liệu thống kê và kết quả tính toán thu được từ các trạm quan trắc cho thấy, trong tuần này chất lượng không khí tại khu vực Hà Nội có xu hướng được cải thiện đáng kể so với tuần trước.
  • Hà Nội: Chất lượng không khí tốt lên nhờ nền nhiệt cao
    (TN&MT) –  Trong điều kiện khí tượng tương đối thuận lợi, có nhiều ngày nền nhiệt tăng cao, trời khô ráo và có gió nhẹ đã góp phần làm tăng sự khuếch tán khí thải, khói, bụi có trong không khí, giúp chất lượng không khí tại nhiều khu vực của Hà Nội được cải thiện đáng kể. 
  • Hà Nội: Nhiều biến động tích cực trong chất lượng không khí
    (TN&MT) – Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong tuần cuối cùng của tháng 6/2019, chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô biến động khá nhiều so với tuần trước đó. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) qua các ngày có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, đặc biệt xuất hiện nhiều ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức “tốt”. 
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO