Hà Nội xác định nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường

Theo Chinhphu.vn | 18/12/2019, 20:16

(TN&MT) - Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã phát động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường bắt đầu từ thứ 7, chủ Nhật tuần này; bên cạnh đó xây dựng nghị quyết về chế tài xử phạt cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Gia Huy

Chiều 18/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp cùng các Sở, ngành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Cuộc họp có sự tham dự của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài.

Đã có 6 đợt chất lượng không khí xấu kéo dài

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong quá trình phát triển của Hà Nội, mỗi năm thành phố trung bình dân số cơ học tăng 160 nghìn người, tốc độ phát triển đô thị hóa từ 11% thời điểm sát nhập năm 2018 lên 49% thời điểm hiện nay. Vì vậy, đối với vấn đề môi trường tại Hà Nội đòi hỏi thời gian, có giải pháp trước mắt, giải pháp trung hạn, dài hạn để phát triển bền vững.

Liên quan đến chất lượng không khí, Sở TN&MT báo cáo từ đầu năm 2019 đến nay, địa bàn Hà Nội xuất hiện 6 đợt kéo dài không khí có chất lượng ở mức kém, xấu và rất xấu. Trong đó cao điểm nhất là từ 8-14/12 chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu và rất xấu.

Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm, Sở TN&MT cho rằng nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng điều kiện thời tiết cực đoan; nguyên nhân chủ quan là từ: Khí thải của các phương tiện giao thông tập trung cao tại khu đô thị; do một số bộ phận người dân sử dụng than tổ ong; do hoạt động đốt rơm rạ; phá dỡ công trình xây dựng cũ để xây dựng mới; vận chuyển vật liệu xây dựng; khí thải từ trại chăn nuôi; từ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt; ô nhiễm ao hồ, bùn thải; khói bụi từ cơ sở sản xuất trên địa bàn và tỉnh lân cận...

Sở TN&MT cũng kiến nghị Thành phố kiến nghị Bộ TN&MT đánh giá tác động ô nhiễm xuyên biên giới; rà soát các loại hình sản xuất phát sinh nhiều khí thải để quy hoạch công nghiệp vùng; sớm ban hành quy chuẩn khí thải đối với ô tô, xe máy; UBND các tỉnh lân cận tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các khu, cụm công nghiệp có sản xuất không bảo đảm môi trường...

Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng nguyên nhân ô nhiễm không khí còn từ các công trình xây dựng, cải tạo đường, vỉa hè không làm hết trách nhiệm để ô nhiễm môi trường, như không hút bụi lại thổi bụi... Bên cạnh đó là từ phương tiện giao thông gia tăng, từ đầu quý 4/2019 đến nay, số xe đăng ký mới là 84 nghìn phương tiện, nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên trên 6.878 nghìn phương tiện, chưa kể các phương tiện của công an, quân đội và phương tiện từ tỉnh khác về.

Để giải quyết môi trường trong thời gian tới, Công an TP Hà Nội đề xuất Thành phố giao Sở TN&MT, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan vào cuộc xử lý tất cả vi phạm liên quan như làm đường không bảo đảm quy định gây ô nhiễm môi trường; thi công công trình gây ô nhiễm; kiên quyết xử lý xe rơi vãi vật liệu.

Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai cho biết, chất lượng không khí trên địa bàn quận xấu do nhiều công trình trọng điểm như đường sắt trên cao, đường vành đai 3 và nhiều công trình khác do vậy quận khó khăn trong kiểm soát chất lượng không khí. Bên cạnh đó Bắc Từ Liêm có hoạt động khai thác cát, tuy quận kiểm soát tình hình bằng cách xử lý xe quá khổ, tải, rửa xe trước khi ra khỏi khu vực khai thác nhưng do số lượng lớn nên nhiều khi chưa kiểm soát hết các phương tiện.

Là quận được đánh giá làm tốt công tác vệ sinh môi trường, quận Long Biên cho biết thời gian qua đã thực hiện cơ giới thu rác trong các ngõ xóm. Năm 2019 chủ đề của quận là xanh, sạch, đẹp, triển khai đến từng tổ dân phố, xây dựng kế hoạch chuyên đề để tuyên truyền, huy động sự tham gia của các câu lạc bộ trên từng địa bàn; giao trách nhiệm cho từng đồng chí trong Ban thường vụ quận ủy để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Phát động người dân tham gia vệ sinh môi trường

Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Hà Nội được chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực. Theo ông Nguyễn Văn Tài, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, trong đó có 3 vấn đề khó giải quyết, xử lý là là ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước. Đây là những vấn đề không thể giải quyết bằng một vài biện pháp hay một vài cơ quan, bài toán giải quyết là vấn đề xã hội lớn.

Đối với chất lượng không khí xấu những ngày gần đây, đồng tình với nguyên nhân Hà Nội nêu ra, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nêu 4 nguyên nhân: Vấn đề giao thông; nguồn rác thải lớn; các dạng đốt cháy ngoài trời; các công trình xây dựng lớn trên địa bàn và nhấn mạnh ngoài ngoài những biện pháp tức thời cần có biện pháp căn cơ, có lộ trình thực hiện.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Thành phố quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường từ nhiều năm nay, đặc biệt từ năm 2015-2016 đã thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, từ khi thực hiện Nghị quyết 11, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc bài bản, triển khai nhiều nhiệm vụ để bảo vệ môi trường.

Về giải pháp thời gian tới, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu Sở TN&MT chuẩn bị địa điểm lắp đặt 50-70 trạm quan trắc cố định và trên cao để quan trắc chất lượng không khí. Về thu gom rác, đề nghị các công ty thu gom rác thải có biện pháp, tính toán các tuyến tiết kiệm, khoa học nhưng phải bảo đảm sạch cả các ngõ nhỏ, thu gom rác bao gồm cả trên các giải phân cách.

Đối với ô nhiễm ao hồ, đề nghị Sở Xây dựng, quận, huyện tiếp tục xử lý ô nhiễm tại các ao hồ, bởi đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường; đấu thầu nạo hút bùn, thường xuyên thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó đề nghị các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là 4 quận nội thành cần vận động người dân không sử dụng than tổ ong. Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện cho 3 nhà máy rác thải sớm đưa vào hoạt động.

Chủ tịch Thành phố đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu lắp camera các xe thu gom rác xem đi đúng tuyến, đúng vị trí hay không và yêu cầu tuyệt đối không trộn lẫn rác sinh hoạt và rác xây dựng; bên cạnh đó có quy định cụ thể khi phá dỡ công trình xây dựng cần có hợp đồng với các công ty cụ thể... Tiếp tục

Bắt đầu từ thứ thứ 7, chủ nhật tuần này các quận, huyện, thị xã cần phát động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường; bên cạnh đó tiếp tục phát động chương trình trồng cây xanh; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ, đặc biệt là đốt rác tại các làng nghề.

Bên cạnh đó, theo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thành phố sẽ xây dựng, đề xuất HĐND ban hành Nghị quyết về chế tài xử lý cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm, có chế tài xử phạt cụ thể; ban hành định mức thu liên quan xả thải làng nghề, hộ kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Bài liên quan
  • Chất lượng không khí Thủ đô, Chi cục trưởng Môi trường Hà Nội nói gì?
    (TN&MT) - Những ngày qua, người dân Thủ đô và du khách đang rất quan tâm đến những thông tin về chất lượng không khí Hà Nội đang ở mức xấu, xung quanh câu chuyện này, sáng 29/3, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn nhanh ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Môi trường - Sở TN&MT  TP Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Chông chênh mùa màng Tây Bắc
    (TN&MT) - Tháng 5, trời Tây Bắc bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C. Sông hồ cạn nước, khí hậu oi bức… So với những năm trước đây khí hậu Tây Bắc bây giờ khắc nghiệt hơn nhiều. Nắng lắm, mưa nhiều… nhiệt độ các mùa đều tăng lên rõ rệt.
  • Ấm no từ những cánh rừng
    (TN&MT) - Dưới những tán rừng rộng lớn và xanh thẳm, bà con nông dân ở Thừa Thiên – Huế ngước nhìn với ánh mắt hạnh phúc. Họ đã thoát nghèo. Với họ, vùng đất khó giờ không còn khó nhờ tinh thần vươn lên trong lao động, sản xuất. Màu xanh bạt ngàn của những núi đồi đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển tốt khẳng định khát vọng làm giàu của người dân.
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO