WWF & Việt Nam

Hàng trăm người tham gia “Ngày hội giảm nhựa” tại TP. Huế
(TN&MT) - Sự kiện nhằm nâng cao ý thức của người dân ở TP. Huế về giảm thiểu rác thải nhựa và tích cực phân loại rác tại nguồn, góp phần tuyên truyền và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra.
  • Chia sẻ kinh nghiệm và triển khai mô hình “Cô Tô không có rác thải nhựa”
    (TN&MT) - Ngày 19/3, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, WWF Việt Nam phối hợp với UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và học tập, triển khai mô hình “Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa”.
  • Thừa Thiên Huế: Phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã
    (TN&MT) - Ngày 16/3, UBND TP. Huế phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD) với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú, góp thiện cho đời”, qua đó kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động vì ĐVHD.
  • Nhiều khách sạn ở Huế giảm rác thải nhựa
    (TN&MT) - 7 khách sạn tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch thực hiện nhiều hành động giảm sử dụng nhựa dùng một lần trong các hoạt động kinh doanh du lịch.
  • WWF Việt Nam khởi động Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”
    (TN&MT) - Ngày 24/1, WWF Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị cùng các đối tác đồng hành tổ chức Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”.
  • Ra mắt điểm đến du lịch giảm rác thải nhựa đầu tiên tại TP. Huế
    (TN&MT) - “Thuỷ Biều - điểm đến du lịch giảm rác thải nhựa” sẽ khuyến khích du khách không sử dụng túi ni lông, thay thế nước uống đóng chai nhựa đặt phòng bằng chai thuỷ tinh làm đầy, lắp đặt các “ngôi nhà xanh”...
  • Cộng đồng doanh nghiệp chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
    (TN&MT) - Ngày 9/12/2023, UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện Côn Đảo tổ chức Lễ ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình checkin “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.
  • Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030
    Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  • Phú Quốc: Đảo ngọc tiên phong giảm nhựa
    (TN&MT) - Nhận thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường biển, đảo, từ cuối năm 2019, Phú Quốc đã trở thành một trong ba thành phố tiên phong trong khu vực Đông Nam Á và là thành phố đầu tiên của Việt Nam cam kết tham gia chương trình "Đô thị Giảm nhựa". Từ đây, chính quyền và nhân dân huyện đảo Phú Quốc đã có một hành trình ngoạn mục thay đổi môi trường, nâng cao năng lực quản lý rác thải nhựa (RTN) tại địa phương.
  • Chung tay để có những đô thị không rác thải nhựa
    (TN&MT) - Chương trình Đô thị Giảm nhựa (ĐTGN) là một sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) triển khai ở cấp toàn cầu và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia thực hiện. Với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2025 tại địa bàn thí điểm và tầm nhìn Không còn rác nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030, WWF làm việc với các thành phố tiên phong, xây dựng và triển khai các mô hình quản lý tốt hơn chất thải nhựa, trước khi nhân rộng ra toàn cầu. Để hiểu hơn về hoạt động của Dự án này tại Việt Nam, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc chương trình Giảm Nhựa, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam).
  • TP. Huế triển khai phân loại rác tại nguồn
    (TN&MT) - Ngày 11/11, UBND TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tập huấn hướng dẫn về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
  • TP. Huế: Hàng trăm học sinh tham gia Ngày hội tái chế
    (TN&MT) - Ngày hội tái chế đã thu hút gần 200 em học sinh, phụ huynh và giáo viên của 14 trường tiểu học trên địa bàn TP. Huế tham gia, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa…
  • Thừa Thiên Huế: Tăng cường giảm rác thải nhựa trong du lịch
    (TN&MT) - Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế cho biết, đang xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình giảm rác thải nhựa của ngành du lịch tỉnh, tập trung vào giai đoạn 2023- 2025, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị Huế với đặc trưng “Di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.
  • Nhật ký sao la – Những ký ức từ Trung Trường Sơn
    Đã 10 năm kể từ bức ảnh cuối cùng về sao la – loài thú là linh vật của SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam được chụp lại bằng bẫy ảnh thì vẫn chưa có thêm được bằng chứng khoa học nào khác về sự tồn tại của một trong những loài quý hiếm nhất trên thế giới. Vậy nhưng, vẫn còn đó những người mang theo hy vọng về một lần được tái hẹn loài động vật bí ẩn này. Những câu chuyện lần đầu tiên được ghi chép lại và đưa ra bên ngoài ranh giới đại ngàn Trung Trường Sơn.
  • Xã hội hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 17/10, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên – WWF Việt Nam tổ chức Toạ đàm "Xã hội hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam: nhu cầu và giải pháp".
  • TP. Huế: Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế
    (TN&MT) - Người dân tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có thể sử dụng ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động, hay còn gọi là đổi rác lấy quà trên điện thoại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO