Chỉ bằng cách cùng nắm tay nhau chúng ta mới có thể đẩy lùi nạn dịch COVID-19

Trí Việt (tổng hợp) | 27/05/2021, 15:21

(TN&MT) - Đó là thông điệp mà Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhân ngày Đại Lễ Vesak (ngày trăng tròn tháng tư âm lịch), một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu Phật tử trên thế giới

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres

Nhân Đại Lễ Vesak  2021,Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres viết:

Tôi kính gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả quý Phật tử đang cử hành ngày Đại Lễ Vesak, một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu người Phật tử trên thế giới.

Khi chúng ta tôn kính ngày Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn của Đức Thế Tôn, thì chúng ta lại được những lời dạy của Ngài khuyến tấn và tăng dưỡng.

Và khi mọi người, mọi nhà chịu khổ đau do ảnh hưởng cơn đại dịch COVID-19, thì lời kinh Đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì muôn loài chúng sinh đều bị bệnh khổ, nên tôi cũng bị bệnh khổ.”

Bức thông điệp vượt mọi thời gian về sự đoàn kết và phục vụ nhân loại này thật sự quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ bằng cách cùng nắm tay nhau chúng ta mới có thể đẩy lùi nạn dịch COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Vì vậy, nhân dịp Đại Lễ Vesak, chúng ta hãy tôn vinh trí tuệ Đức Thế Tôn bằng hành động vị tha với lòng từ bi và sự đoàn kết, và bằng cách làm mới lời cam kết của chúng ta để xây dựng một thế giới an lạc.

“Vesak”, ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật Giáo Đồ trên khắp thế giới. Đó là ngày đại lễ Vesak kỷ niệm Đức Phật đản sanh, xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, tức vào năm 623 trước Công nguyên. Đó cũng là ngày lễ kỷ niệm Đức Thích Ca thành đạo, và kỷ niệm Đức Thích Ca nhập niết bàn.

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bằng quyết nghị số 54/115 ký năm 1999, đã công nhận ngày Đại Lễ Vesak quốc tế để tỏ lòng biết ơn đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới đối với đời sống tinh thần của nhân loại suốt hơn hai nghìn năm trăm năm qua.

Ngày đại lễ này được tổ chức hằng năm tại trụ sở chính Liên Hiệp Quốc và những trụ sở Liên Hiệp Quốc khác trên thế giới, có tham vấn với các trụ sở Liên Hiệp Quốc có liên quan khác bao gồm những sứ mệnh lâu dài.

 

Bài liên quan
  • Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021, ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cùng Đoàn công tác đã tới chúc mừng Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
  • Phật giáo Nam Tông trong đời sống người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
    (TN&MT)- Phật giáo Nam tông là tôn giáo có vị trí rất quan trọng đối với đời sống của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều năm qua, Phật giáo Nam tông góp phần giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự cho cộng đồng dân tộc Khmer, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung tay bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đã có nhiều hoạt động thiết thực để xây dựng, giữ vững và nâng cao tiêu chí 17 về môi trường.
  • Nhiều đổi thay nơi làng quê xóm đạo
    Các làng quê xóm đạo ở huyện Ba Tri (Bến Tre) giờ đã mang một diện mạo mới. Nơi ấy, có những con đường làng khang trang sạch sẽ, phủ đầy những hàng cây, hoa kiểng đủ sắc màu. Đây là thành quả của nhiều năm tỉnh Bến Tre thực hiện cuộc “Vận động chức sắc, tín đồ đạo Cao đài Ban chỉnh tham gia bảo vệ môi trường (BVMT)”.
  • Từ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các tôn giáo Việt
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) đã “ăn sâu, bắt rễ” vào nếp nghĩ, tư duy và văn hóa của các tôn giáo ở Việt Nam. Các tôn giáo đã chung tay cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký kết quy chế phối hợp, nhằm tạo nên sự chuyển đổi xanh trong đời sống của các cộng đồng.
  • Phong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai
    (TN&MT) - Ngoài ý nghĩa cầu mong môt năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, phong tục cúng rừng của người Nùng của huyện Mường Khương, Lào Cai còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy và phát huy lòng tự hào dân tộc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong Nhân dân...
  • Chung sức xây dựng cộng đồng Chăm Islam giáo đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Cộng đồng người Chăm Islam, hay còn gọi là người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ việc làm từ các tổ chức chính trị - xã hội cũng như cộng đồng Islam giáo, đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm Islam đã có những thay đổi rõ nét cả vật chất lẫn tinh thần, bắt nhịp với xu thế phát triển của đất nước.
  • Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế
    (TN&MT) - Thời gian qua, các tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã phát huy vai trò của mình để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó giúp đời sống người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Gìn giữ Lễ cúng thần rừng gắn với bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Lễ cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Hà Nhì, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng tâm linh và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019. Ngoài ra, còn là dịp để người Hà Nhì tạ ơn tổ tiên, biết ơn “thần rừng” đã che chở, bảo vệ bản mường, giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi. Đó cũng là phương thức giúp họ bảo vệ những cánh rừng nơi đây.
  • Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
    Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO