nhọc nhằn

Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
(TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Mặt bằng cho thuê "nhọc nhằn" tìm khách thuê
    (TN&MT) - Trong 3 tháng đầu năm 2021, công suất thuê mặt bằng bán lẻ giảm, trung bình đạt 93%, giảm 1 điểm phần trăm theo quý và 2 điểm phần trăm theo năm. Các trung tâm mua sắm tại khu vực ngoài trung tâm có công suất giảm 1 điểm phần trăm theo quý. Các hợp đồng hết hạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách mới.
  • Nhọc nhằn nghề “canh sóng” hái rong mứt
    (TN&MT) - Ngày đông, biển động, cũng là lúc nhiều ngư dân dọc vùng biển Quảng Ngãi bước vào mùa hái rong mứt. Thứ mứt mọc đầy ghềnh đá, dưới cái giá lạnh của biển cả ngày đông đã trở thành sinh kế của bao người.
  • Quảng Ngãi: Nhọc nhằn khôi phục sản xuất sau bão
    (TN&MT) - Bão lũ dồn dập đã gây hậu quả nặng nề cho người dân tỉnh Quảng Ngãi. Tại huyện Nghĩa Hành – vựa trồng cây ăn quả lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, bà con đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Thế nhưng, gánh nặng vay ngân hàng, thiếu kiến thức chuyên môn… đang khiến người dân gặp nhiều khó khăn.
  • Nhọc nhằn nghề vớt “lộc trời” trên sông Trường Giang
    (TN&MT) - Với người dân xứ Quảng, rong câu - loài tảo thủy sinh ở vùng nước lợ như là một món quà trời ban. Hàng năm, từ cuối tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, người dân Quảng Nam lại ra khúc sông Trường Giang hối hả vớt rong câu để có thêm khoản thu nhập trang trải cuộc sống.
  • Nhọc nhằn nghề làm đá “chẻ”
    (TN&MT) - Hình thành từ hơn 15 năm qua, làng đá chẻ Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) là nơi mưu sinh của hàng trăm con người nhỏ bé cùng với công việc nặng nhọc. Ngày ngày, họ cặm cụi với công việc khó khăn vất vả, thậm chí nguy hại cả tới tính mạng với hy vọng có ngày đổi đời để hạnh phúc hơn.
  • Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020
    (TN&MT) - Đến hẹn lại lên, thời điểm sau Tết Nguyên đán lượng rác thải sinh hoạt, các vật dụng, đồ dùng, cành/cây đào, quất từ trong các gia đình, khu dân cư, chung cư, đô thị… bắt đầu tràn ra vỉa hè, lòng đường trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Điều này khiến công nhân vệ sinh môi trường phải nỗ lực đảm bảo vệ sinh, giữ gìn cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp sau những ngày nghỉ lễ.
  • "Chiến sỹ" môi trường nhọc nhằn sau Tết
    (TN&MT) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lượng rác thải tăng đột biến khiến hàng trăm công nhân Công ty CP Môi trường và Dịch vụ TP. Ninh Bình phải "gồng mình" thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý rác thải, trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho thành phố.
  • Đóng than tổ ong, nhọc nhằn nghề độc hại
    (TN&MT) - Với 500 đồng/viên, một ngày làm cật lực từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối được 800 viên (tương đương 400.000 đồng), trừ cơm nuôi hai bữa còn 300 ngàn đồng.
  • Nhọc nhằn nghề đun cua
    (TN&MT) - Nhìn thấy những con cua biển to, béo ngậy trên đĩa, hay đang tung tăng trong bể chứa của các nhà hàng “hải sản đang bơi”, “hải sản đông lạnh”, “chợ hải sản”... có lẽ ít ai biết được nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Để có được những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngon miệng, ngon mắt như thế là nhờ sự đóng góp công sức rất lớn của những con người làm cái nghề đầy vất vả, gian nan và còn xa lạ với rất nhiều người - nghề đun cua (đánh bắt cua giống).
  • Nhọc nhằn nghề bán “giấc mơ”
    (TN&MT) - Mỗi tờ vé số lời 480 đồng, ngày kiếm được 40-60 ngàn nếu bán được 100 vé, những người bán vé số phải đi trệt cẳng khắp nẻo đường ngõ phố. Họ đến từ nhiều tỉnh khác nhau và chọn bán vé số làm nghề mưu sinh. Thèm cháy họng mà không dám mua miếng thịt mỡ ăn, vì phải để dành tiền gửi về quê cho con ăn học. Tiền bán vé số chỉ đủ đắp đổi qua ngày, song điều đáng quý là họ biết vượt khó mưu sinh chân chính kiếm từng đồng tiền lẻ dẫu đổ không ít mồ hôi.
  • Nhọc nhằn "đo nước" Mã giang
    (TN&MT)-Khi con nước lặng yên hay cuộn trào dằn dữ, cũng đều có dáng hình những quan trắc viên khí tượng thủy văn mưa nắng dãi dầu đo đạc. Tình yêu công việc chính là nguyên cớ lớn lao hơn cả để họ thầm lặng cống hiến cả cuộc đời...
  • Nhọc nhằn những “bóng hồng” chuyên đi đổ bê tông
     (TN&MT) – Gần mười năm nay, hơn chục người phụ nữ ở xã Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) quyết bám trụ với nghề đổ bê tông. Dù nắng hay mưa, họ đều không quản ngại vất vả, sẵn sàng đón nhận sự mệt nhọc, lam lũ, tất cả vì “miếng cơm manh áo” và để nuôi con được ăn học đầy đủ.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Nhọc nhằn sau lũ dữ
    (TN&MT) - Sau trận lũ quét lịch sử từ ngày 28-31/8 vừa qua, cùng với 10 ngày bị chia cắt hoàn toàn với các huyện miền xuôi, hàng nghìn hộ gia đình bị lũ cuốn trôi nhà, tài sản quý giá mà bà con các dân tộc tích góp được bấy lâu nay cũng cuốn trôi theo dòng lũ. Bên cạnh đó, hàng chục ngôi trường cũng bị sập và hư hỏng nặng. Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành… sự nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn của thầy và trò vùng cao biên giới huyện Mường Lát (Thanh Hóa), tiếng trống trường vẫn tiếp tục được vang lên đúng ngày tựu trường.
  • Nhọc nhằn nghề nón lá gần 200 tuổi
    (TN&MT) – Cách đây khoảng 10 năm, nếu có dịp về ghé thăm xã Trường Giang (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) ta dễ dàng bắp gặp hình ảnh bà con nơi đây ai ai cũng thi nhau làm nón, có những thời điểm toàn xã có 935 cơ sở sản xuất lớn nhỏ, cho ra thị trường 1,5 triệu sản phẩm mỗi năm. Đến nay, có dịp quay lại nơi đây, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nói cười rôm rả, màu trắng của nón lá phủ đầy đường làng, ngõ xóm đã không còn nữa, tiềm ẩn nguy cơ mai một.
  • Nam Định: Nhọc nhằn một mình nuôi 3 con bị nhiễm chất độc da cam
    (TN&MT) - Tâm sự với chúng tôi chị nói: Vì cuộc sống của các con, với sự giúp đỡ của toàn xã hội, tôi cố quyên đi nỗi vất vả của cuộc sống. Chị cũng mong muốn có được sự chia sẻ của xã hội với gia đình chị để vơi đi nỗi đau da cam, để được bình yên trong cuộc sống với con cái. Nhưng ẩn sâu trong đôi mắt hằn sâu vết chân chim của người phụ nữ đã hơn nửa đời người sống cùng bệnh với những người con của mình "Không biết rồi đây, cuộc sống của các con tôi sẽ đi đến đâu khi tôi già yếu không phục vụ được và qua đời?"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO