Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú

Tuyết Trang - Đinh Huê 10:34 10/05/2023

Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.

Di sản văn hóa quốc gia độc đáo

Bên tách trà nóng, Nghệ nhân Lò Đình Ước cho biết: Lễ hội Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy ở bản Roộc Răm trước kia do dòng họ Hà (là dòng dõi nhà Mo từ Mường Khoòng, Bá Thước di cư tới) chủ trì. Dòng họ Lò (Lô) thường được chọn làm Bào chớ, Sao chớ (những người được chọn để phục vụ thầy Mo). Sau này dòng họ Hà không tìm được người có đủ khả năng để truyền nghề “Mo” nữa nên họ Hà quyết định truyền nghề Mo cho dòng họ Lò. Cũng từ đó, việc tiến hành Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy trong bản, trong mường do dòng họ Lò đảm nhiệm. Hiện nay, ông Lò Đình Ước là đời thứ 9 của nhà Mo đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy.

anh-1.jpg
Lễ hội Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy ở bản Roộc Răm

Lễ hội diễn ra với mục đích là tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, tiếp tục làm nương rẫy tốt với các tiết mục tế lễ thần linh gồm: Mường Trời, thổ địa, thần núi, thần rừng, Thành hoàng. Làm Lễ cơm mới, Lễ cầu may, cầu mát, giải hạn, cầu lành cho dân. Tổ chức chơi “bói hoa”, diễn tả một số trò chơi dân gian mô phỏng việc lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người xưa, trong xã hội Thái cổ truyền.

Ông Lò Đình Ước, ông kể: Làng Roộc Răm có ba dân tộc cùng chung sống là người Kinh, người Mường và người Thái, trong đó người Thái chiếm số lượng nhiều nhất. Trước kia dân làng tổ chức vào dịp tháng Giêng, tháng Hai, theo chu kỳ cứ ba năm làm “đại”, hàng năm làm “tiểu”. Năm làm “tiểu” diễn ra ở phạm vi các gia đình, còn những năm dân làng tổ chức làm “đại” thì tục lệ này được diễn ra tại Đền Cấm - nơi làng thờ Thành hoàng - ông Trần Công Bát. Để tiến hành làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy, đồng bào Thái ở Roộc Răm phải tiến hành làm lễ “Tem phạ” (lễ hết sấm nộp tang Trời), được bắt đầu từ tháng 9 (Âm lịch), mọi nhà đều phải treo các dải chỉ xanh đỏ trong 3 ngày.

anh-2.jpg
Nghệ nhân Lò Đình Ước

Cây bông được xem là “linh hồn” của lễ tục, tượng trưng cho cuộc sống sinh sôi, trù phú của bản mường, sự bảo tồn nòi giống của tự nhiên. Ông Ước cho biết: Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 tầng. Hiện nay, cây bông trong Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy làng Roộc Răm được làm 9 tầng (tương xứng với đời Mo thứ 9), mỗi tầng có hàng trăm nhánh. Cây bông ở đây khác với các địa phương khác là thân cây bông được làm bằng tre hoặc luồng, với hàng ngàn bông hoa đủ loại màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Hoa được gọt, tiện từ thân cây trong rừng như cây sao, trám, chôm… Cùng với những bông hoa là các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất được đan bằng nứa cũng treo lên cây bông…

Dân làng tổ chức vũ hội như múa cây Bông, đánh cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp và một số trò diễn khác như: trò diễn như: Đánh mảng, nhảy sạp, ném còn, hát múa dưới cây bông, đánh trống âm để đuổi ma tà, gà đẻ trứng, trò trâu trời xuống mường dưới đi cày ruộng... Những trò diễn này gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nên có sức sống lâu bền và trở thành tâm thức dân gian trong đời sống của nhiều thế hệ người Thái. Việc tổ chức tục lệ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về tính kết nối cộng đồng, trên tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chiến thắng thiên tai, địch họa mà còn có ý nghĩa giáo dục và tinh thần nhân văn cao cả.

Thông qua tục lệ này, toàn bộ đời sống bản mường cổ truyền được tái hiện lại, bao gồm văn hóa sản xuất (các hoạt động kinh tế), văn hóa ứng xử tín ngưỡng (phong tục tập quán, quan hệ ứng xử), văn hóa nhận thức (kho tàng tri thức dân gian – Tolklore), về tự nhiên, xã hội, con người.

Bảo vệ các loài vật, cây cối…là bảo vệ môi trường

Cũng theo Nghệ nhân Lò Đình Ước, việc người Thái khi làm lễ tục này rất coi trọng các loài muông thú, vật nuôi, cây cối là chung tay bảo vệ môi trường. Trong những câu ví cửa miệng họ đều ví với các loài vật: Lời nói vui như chim toen khoẻn hót, giọng nói ngọt như mật con ong tháng ba… Bởi, tất cả chúng đều gắn bó với đời sống đồng bào và chúng đều có linh hồn: “Hết năm cũ lại sang năm mới cứ vào tháng Giêng, Hai, làng đến kỳ mở hội, cây Bông mường lại được dựng lên, các thần linh của mường Trời, các thần linh thổ địa, các thần núi thần sông lại trở về hiện linh vào cây Bông của mường, có đủ linh hồn chim muông thú.”

anh-3.jpg
Lễ hội Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy ở bản Roộc Răm

Việc bắt lợn, bắt gà để làm thịt sắm mâm cơm lễ thần cũng được tiến hành theo nghi lễ. Người lương gian bảo rằng: Về đây tao làm chuồng cho mày ở, nấu cám cho mày ăn, nay đến ngày có công có việc, phải bắt mày để làm thịt làm lễ Lam chá lấy thịt mày làm lễ Kin chiêng. Lời người nói như vậy, mày đừng oán giận, người lấy cám ra cho mày ăn bữa cuối, trai làng vào cầm chân sau mày đừng đá, cầm chân trước mày chịu ngã, trói mày như trói dê, thật chặt đem mày cắt tiết, làm thịt, lấy thịt mày làm bữa, hồn mày về trời đứng oán nhé.”

Những bài cúng tiếng Thái cũng không quên nhắc đến các loài muông thú: Đi xuống đến nương rẫy nhà Trời vào chọi chim khiếu, đi đến nương nhà Trời vào chọi chim cu, chim sáo, nơi này có ma quấn quýt bên nhau. Xuống đến rừng núi mường trời chim quạ đậu, ma mường trời chặt cây đánh dấu mường. Voi cùng ngựa ra đi nhanh xuống đến đất mường dưới lương gian… Có cả ve sầu con vui nhất, chim quạ con kêu quạ, có con chim phượng hoàng ăn quả cây đa, chim quả canh ăn quả cây si…

Cần chung tay bảo vệ di sản…

Ông Lê Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc chia sẻ: Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy được chính quyền địa phương hết sức quan tâm tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị. Đây là một sinh hoạt văn hóa dân gian được cộng đồng người Thái sáng tạo ra từ lâu đời, nó được các thế hệ người Thái nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đến nay nó đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống và khá hoàn chỉnh về nghệ thuật trình diễn.

anh-4.jpg
Lễ hội Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy ở bản Roộc Răm

Để giữ gìn và phát huy giá trị của Kin chiêng Bọoc Mạy một cách đủ đầy cho đến ngày hôm nay là sự nỗ lực không ngừng của bà con nhân dân cũng như chính quyền địa phương. Chúng tôi luôn ý thức cao về nhiệm vụ trong bảo tồn, phát huy, khích lệ cộng đồng cùng chung tay gìn giữ.

Trăn trở của Nghệ nhân Lò Đình Ước là muốn truyền dạy di sản này cho nhiều người trong cộng đồng, nhất là cho lớp trẻ để di sản có sức sống lâu bền, không bị mai một. Bản thân ông cũng đã truyền dạy cho con trai cả để nối nghiệp Mo thay bố. Dù tuổi đã cao, sức khoẻ hạn chế; những thao tác, bài cúng trong buổi lễ không đơn giản nhưng ông vẫn nhiệt tình truyền dạy tại nhà cho bà con trong bản, ngoài huyện nếu ai có nhu cầu, với mong muốn gìn giữ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc.

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy - Hát múa ăn mừng dưới cây bông của Làng văn hóa Roọc Răm, xã Xuân Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia năm 2017. Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái Như Thanh nói riêng và các bản của người Thái ở miền núi Thanh Hóa nói chung.

Bài liên quan
  • Như Thanh (Thanh Hóa): Trồng rừng gỗ lớn bảo vệ sinh thái, giảm nghèo bền vững
    Như Thanh là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, có đầy đủ điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người để phát triển ngành lâm nghiệp. Những năm gần đây, huyện đã phát huy thế mạnh trồng rừng gỗ lớn từng bước mang lại lợi ích kinh tế cao và góp phần nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, giảm nghèo bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO