Xã hội

Như Thanh (Thanh Hóa): Trồng rừng gỗ lớn bảo vệ sinh thái, giảm nghèo bền vững

Thanh Tâm 13:59 04/05/2023

Như Thanh là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, có đầy đủ điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người để phát triển ngành lâm nghiệp. Những năm gần đây, huyện đã phát huy thế mạnh trồng rừng gỗ lớn từng bước mang lại lợi ích kinh tế cao và góp phần nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, giảm nghèo bền vững.

Ngành Lâm Nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng hệ thống sinh học, cung cấp lâm sản, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi.

Huyện Như Thanh có địa hình đồi núi thấp, lớp đất mặt dầy, thuận lợi cho phát triển rừng trồng gỗ lớn. Năm 2016 qua khảo sát, toàn huyện có diện tích rừng trồng gỗ thuộc rừng sản xuất là 13.445,8 ha, trong đó có hơn 300 ha rừng trồng gỗ lớn, chiếm tỷ lệ rất ít trong rừng trồng gỗ. Cây trồng chủ yếu là Keo, Xoan ta; rừng được trồng theo phương thức quảng canh là chính, thời gian từ lúc trồng đến lúc khai thác ngắn (5-6 năm). Vì vậy năng xuất, chất lượng cây trồng/ ha đất lâm nghiệp rất thấp; rừng tự nhiên nghèo về trữ lượng, chủ yếu là các cây gỗ tái sinh và cây bụi. Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như Lim xanh, trước đây có diện tích, trữ lượng lớn, mọc tập trung thì hiện nay chỉ còn lại rất ít, chủ yếu là cây tái sinh.

Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện Như Thanh chưa có bước đột phá; rừng trồng tuy có tăng về diện tích, nhưng năng xuất, chất lượng cây trồng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tự nhiên đem lại, huyện chưa có chiến lược phát triển diện tích rừng trồng gỗ lớn. Bên cạnh đó, nhân dân chưa hưởng ứng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để tăng năng xuất, chu kỳ kinh doanh, khai thác rừng trồng ngắn; các sản phẩm lâm sản sau khai thác, chế biến chủ yếu vẫn ở dạng thô, chưa có các sản phẩm dạng tinh. Vì vậy giá trị rừng trồng trên một đơn vị diện tích chưa được nâng cao.

Loài cây gỗ quý hiếm (Lim Xanh) trong rừng tự nhiên của huyện Như Thanh bị khai thác cạn kiệt; công tác quy hoạch, khoanh nuôi, phục tráng rừng Lim xanh tái sinh chưa được quan tâm đúng mức.

anh-1.jpg
Trồng rừng gỗ lớn bảo vệ sinh thái, giảm nghèo bền vững ở huyện Như Thanh

Để đưa kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển đột phá, nâng cao sản lượng, giá trị rừng trồng; để bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; để thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, việc xây dựng đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn, khoanh nuôi, phục tráng rừng Lim xanh tái sinh là rất cần thiết.

Năm 2016, huyện Như Thanh đã xây dựng Đề án “Phát triển rừng trồng gỗ lớn; Khoanh nuôi, phục tráng rừng Lim xanh tái sinh Huyện Như Thanh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030”. Từ đó tới nay, hằng năm ngành Lâm Nghiệp đóng góp rất lớn trong ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tính từ năm 2017 đến nay, huyện Như Thanh đã triển khai dự án xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Cụ thể, trên cơ sở việc điều tra, khảo sát thực địa để xác định địa danh, chủ rừng có diện tích rừng trồng gỗ nhỏ, vận động tuyên truyền hộ gia đình đăng ký chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn; sau 5 năm thực hiện toàn huyện đã hình thành và phát triển ổn định 4.231 ha rừng trồng gỗ lớn; bảo vệ, khoanh nuôi, phục tráng được 92,9ha/60ha, đạt 154,83% kế hoạch.

Đề án được triển khai và thực hiện đã làm thay đổi cơ bản về ý thức, nhận thức của cán bộ Đảng viên, chủ rừng, nhân dân đặc biệt là nhận thức của những gia đình có đất lâm nghiệp về hiệu quả, giá trị kinh doanh lâm nghiệp khi trồng và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Vì vậy nhiều hộ gia đình, chủ rừng đã đăng ký và thực hiện trồng rừng gỗ lớn; đầu tư kinh phí, nhân lực để thực hiện. Nhiều hộ gia đình tự nguyện đăng ký tham gia khoanh nuôi, bảo vệ, xúc tiến tái sinh đối với diện tích có cây Lim. Năng suất, giá trị rừng trồng gỗ lớn đã khai thác nâng gấp 2-3 lần so với trước đây.

anh-2.jpg
Ông Lê Mai Lô, thôn Đồng Yên, xã Mậu Lâm tham gia trồng rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Gia đình ông Lê Mai Lô, thôn Đồng Yên, xã Mậu Lâm, đã tham gia chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn theo đề án của huyện từ năm 2017 tới nay. Ông Lô cho biết: Năm 2017 gia đình tôi được chính quyền xã và huyện vận động tham gia đăng ký chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành gỗ lớn. Ban đầu, gia đình tôi chỉ đăng ký 10ha, chủ yếu là trồng keo. Trước đây chỉ khoảng 5 năm đã thu hoạch, giá trị kinh tế thấp vì chỉ bán làm keo băm. Sau khi được tuyên truyền gia đình tôi đã trồng thưa, chăm sóc cẩn thận hơn, để cây có thể sinh trưởng phát triển tối ưu nhất. Tới nay nhiều cây keo đã có đường kính tới một người ôm, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần. Hiện, 30ha đất của gia đình chủ yếu trồng keo đã có thời gian 6-7 năm.

Theo ông Lô, việc thu hoạch sớm giá trị kinh tế rất thấp, nếu cũng cây keo nhưng trồng từ 8-10 năm giá trị kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Nhờ việc thay đổi nhận thức trong canh tác, trồng rừng gia đình ông tự tin sẽ có nguồn thu nhập ổn định và lớn trong những năm tiếp theo.

Ông Lương Hồng Sỹ - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh cho biết: Việc chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần. Nhất là việc trồng rừng gỗ lớn chi phí thấp hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ, do giai đoạn về sau chủ yếu là bảo vệ rừng thay vì trồng lại rừng. Từ đó, mang lại lợi ích lớn trong phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, đặc biệt khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt.

Bài liên quan
  • Những “cột mốc sống” nơi biên cương
    (TN&MT) - Chẳng vì mưu cầu lợi ích, những người con đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Mường Lát nối tiếp truyền thống cha ông, đã dành cả tuổi xuân trông coi, bảo vệ cột mốc. Họ thể hiện tình yêu đất nước bằng cách góp một phần công sức nhỏ bé bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Sơn La điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành
(TN&MT) - Chiều 3/10, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO