UNICEF cảnh báo: 190 triệu trẻ em có nguy cơ bởi cuộc khủng hoảng nước

Mai Đan | 23/03/2023, 11:39

(TN&MT) - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy khoảng 190 triệu trẻ em ở 10 quốc gia châu Phi có nguy cơ cao nhất bởi 3 mối đe dọa liên quan đến nước, bao gồm: nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH); các bệnh liên quan và hiểm họa khí hậu.

anh-1-hoc-sinh-rua-tay(1).jpg

Học sinh rửa tay tại khu vực mới được xây dựng tại trường tiểu học ở quận Pemba, Zambia. Ảnh: UNICEF

Nghiên cứu được công bố trước Hội nghị lịch sử về nước của Liên Hợp Quốc, xem xét khả năng tiếp cận các dịch vụ WASH của các hộ gia đình, gánh nặng tử vong do WASH ở trẻ em dưới 5 tuổi và mức độ tiếp xúc với các mối nguy hiểm về khí hậu và môi trường. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy các khu vực mà trẻ em phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất cũng như những nơi rất cần đầu tư vào các giải pháp để ngăn chặn những trường hợp tử vong không đáng có.

Giám đốc Chương trình Nước sạch và vệ sinh của UNICEF Sanjay Wijesekera cho biết: "Châu Phi đang phải đối mặt với thảm họa nước. Các cú sốc liên quan đến khí hậu và nước ngày một leo thang trên toàn cầu, nhưng châu Phi là khu vực có nguy cơ cao và nghiêm trọng nhất với trẻ em”.

Theo ông Wijesekera, những cơn bão, lũ lụt và hạn hán lịch sử tàn khốc đã phá hủy các cơ sở và nhà cửa, làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra nạn đói và lây lan dịch bệnh. Mặc dù tình hình hiện tại đầy thách thức, nhưng nếu không có hành động khẩn cấp, tương lai có thể sẽ ảm đạm hơn nhiều.

Khủng hoảng phức tạp do xung đột vũ trang

Ba mối đe dọa liên quan đến nước nghiêm trọng nhất ở Benin, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Côte d'Ivoire, Guinea, Mali, Niger, Nigeria và Somalia, khiến Tây và Trung Phi trở thành những nơi có khí hậu và nước không an toàn và chịu ảnh hưởng bởi khí hậu lớn nhất thế giới. Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt ở Sahel, cũng đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn và xung đột vũ trang, làm trầm trọng thêm khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh của trẻ em.

Tại 10 điểm nóng, gần 1/3 trẻ em không được tiếp cận ít nhất là nước tại nhà và 2/3 trẻ không có các dịch vụ vệ sinh cơ bản. 1/4 trẻ em không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải quen với việc đi vệ sinh bừa bãi và 3/4 trẻ không được rửa tay do thiếu nước và xà phòng tại nhà.

Kết quả là, các quốc gia trên phải chịu gánh nặng lớn nhất về tử vong ở trẻ em do các bệnh gây ra bởi không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, như bệnh tiêu chảy. Cứ 10 người thì có 6 người phải đối mặt với dịch tả bùng phát trong năm qua. Trung bình, khoảng 1.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do những bệnh liên quan đến các dịch vụ WASH; trong đó cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ sống ở 10 quốc gia châu Phi trên.

Dễ tổn thương trước các mối đe dọa khí hậu

Những điểm nóng trên cũng nằm trong top 25% trong số 163 quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ tiếp xúc với các mối đe dọa về khí hậu và môi trường cao nhất. Nhiệt độ cao hơn - làm tăng tốc độ nhân lên của mầm bệnh - đang tăng nhanh hơn 1,5 lần so với mức trung bình toàn cầu ở các vùng của Tây và Trung Phi.

Mực nước ngầm cũng đang giảm xuống, đòi hỏi một số cộng đồng phải đào giếng sâu gấp đôi so với một thập kỷ trước. Đồng thời, lượng mưa thất thường và dữ dội hơn, dẫn đến lũ lụt làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước khan hiếm.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phân loại 10 quốc gia trên là những nước dễ bị tổn thương hoặc rất dễ bị tổn thương, với những căng thẳng của xung đột vũ trang ở một số nước đe dọa đảo ngược tiến trình hướng tới nước sạch và vệ sinh.

Dẫn chứng cho điều này là Burkina Faso đã chứng kiến ​​sự gia tăng các cuộc tấn công vào các cơ sở cấp nước như một chiến thuật để di dời các cộng đồng. Năm 2022, 58 điểm cung cấp nước đã bị tấn công và hơn 830.000 người, trong đó hơn một nửa là trẻ em không được tiếp cận với nước uống an toàn.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
  • Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện SDG
    Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường”.
  • Chủ tịch ADB kêu gọi hợp tác khu vực ASEAN trong giải quyết vấn đề BĐKH
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT - GT) lần thứ 15 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP - EAGA) lần thứ 15, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kêu gọi hợp tác khu vực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và các thách thức phát triển quan trọng khác.
  • Hãy trở thành du khách thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Du lịch là ngành gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Phía sau lợi nhuận do du khách mang lại đôi khi là sự bắt buộc đánh đổi môi trường sống của địa phương hoặc động vật hoang dã. Hãy trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường là lời nhắn gửi tới mỗi chúng ta, dẫu việc thực hiện nó có thể là một thách thức.
  • Nắng nóng Địa Trung Hải có thể tăng gấp 100 lần
    (TN&MT) - Tổ chức World Weather Attribution vừa công bố 2 nghiên cứu khoa học cho thấy, biến đổi khí hậu khiến hạn hán tàn khốc ở vùng Sừng châu Phi và nhiệt độ kỷ lục trong tháng 4 ở Tây Địa Trung Hải có khả năng cao hơn ít nhất 100 lần.
  • Những hình ảnh đầu tiên trong lễ đăng quang của Nhà vua Charles III
    Nhà vua Charles III chính thức đăng quang trong một buổi lễ trang trọng và truyền thống vào lúc 11h15 ngày 6/5 (giờ London) tại Tu viện Westminster.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO