Thừa Thiên Huế: Phát triển sản phẩm OCOP từ sự đặc trưng, ưu thế riêng

Văn Dinh - Hương Ly | 01/03/2021, 14:07

(TN&MT) - Thừa Thiên Huế phấn đấu ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP (20 sản phẩm/năm); Phát triển từ 2 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh;…

Chương trình OCOP đạt được những kết quả tích cực ban đầu

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về một số định hướng thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hồ Vang - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, triển khai chu trình OCOP các cấp, từ năm 2019 đến 2020, có 34 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình với 36 sản phẩm, hầu hết là các sản phẩm đã có.

Các nhóm sản phẩm thuộc các ngành: Thực phẩm 25 sản phẩm, Đồ uống 4 sản phẩm, Thảo dược 2 sản phẩm, Thủ công mỹ nghệ trang trí 4 sản phẩm, Vải, may mặc 1 sản phẩm. 100% sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng tại cấp huyện, tỉnh.

Đến nay, Tỉnh đã có quyết định phê duyệt, công nhận cho 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 06 sản phẩm 4 sao và 19 sản phẩm 3 sao. So với mục tiêu Tỉnh đề ra trong giai đoạn 2019-2020 đã vượt kế hoạch, về cả sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và sản phẩm phấn đấu 4-5 sao.

Mô hình khởi nghiệp từ cây Atiso đỏ

Về chủ thể tham gia Chương trình, có 21/34 (62%) chủ thể là hợp tác xã, tổ hợp tác; số lượng doanh nghiệp là 2/34 chủ thể kinh tế, hộ đăng ký kinh doanh là 11/34 chủ thể. 100% các chủ thể được củng cố, kiện toàn khi tham gia Chương trình OCOP.

Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm OCOP, có 3 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác đã được thành lập với mục đích huy động sức mạnh cộng đồng tham gia, liên kết phát triển. Các chủ thể kinh tế là hợp tác xã được đánh giá, phân hạng cao. Cụ thể 5/6 chủ thể được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao đều là hợp tác xã, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh gồm Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX Mây tre đan Bao La; Trà rau má Quảng Thọ của HTX NN Quảng Thọ II; Khăn choàng dèng Nhâm của HTX Thổ cẩm xã Nhâm; Gạo hữu cơ An Lỗ của HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp An Lỗ; Chuối già lùn A Lưới của HTX SX và KD nông sản an toàn.

Ông Hồ Vang nhấn mạnh, với những thành quả bước đầu giai đoạn 2018-2020, giai đoạn 2021-2025 là thời kỳ tập trung sâu Chương trình với quan điểm Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế dựa trên những giá trị truyền thống, tri thức bản địa địa phương. Phấn đấu ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP (20 sản phẩm/năm); Phát triển từ 2 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh;…

HTX may tre đan Bao La “lột xác” ngoạn mục, tạo ra hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ hữu ích

Xây dựng mô hình “Xã thông minh”

Liên quan đến việc khảo sát một số mô hình xây dựng Mô hình thí điểm xã thông minh của Đoàn công tác, ông Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) cho biết, hiện nay HUECIT đang triển khai thực hiện xây dựng mô hình kiến trúc “Xã thông minh” trên 3 thành phần chính: Chính quyền điện tử (Chính quyền số) - Xã hội số - Kinh tế số.

“Xã thông minh” được thực hiện thông qua 2 giai đoạn, gồm: Nông thôn thông minh (giai đoạn 1); Nông nghiệp thông minh (giai đoạn 2). Trong đó, Nông thôn thông minh hướng đến mục tiêu hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”. Đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn. Nông nghiệp thông minh hướng đến mục tiêu ứng dụng KHCN để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet.

Theo ông Hoàng Bảo Hùng, để thực hiện các mục tiêu nêu trên, các đơn vị sẽ tập trung vào việc xây dựng bộ tiêu chí về “Xã thông minh” và cơ chế vận hành “Xã thông minh”; Hoàn thiện Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số; Xây dựng các Hệ thống thông tin tích hợp phục vụ Xã hội số; Xây dựng mô hình hợp tác xã số và từng bước triển khai một số dịch vụ Kinh tế số.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế và Đoàn công tác cũng tiến hành thạo luận một số nội dung liên quan đến định hướng phát triển các sản phẩm gắn với văn hóa du lịch của Cố đô Huế; sản phẩm du lịch nông thôn; nâng cao năng lực cho các hợp tác xã; xuất tiến thương mại sản phẩm OCOP;…

 Đoàn làm việc khảo sát cơ sở sản xuất OCOP Hợp tác xã mây tre đan Bao La

Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng, hiện nay nguồn kinh phí bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã dự kiến nguồn. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được chọn làm chỉ đạo điểm trong việc xây dựng Chương trình OCOP, do vậy chúng tôi yêu cầu phía địa phương đề xuất rõ nhu cầu, tiếp tục triển khai các sản phẩm chỉ đạo điểm trong năm 2021, để Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương xem xét bố trí kế hoạch trong năm nay.

“Quan điểm Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ đạo trung ương rất quan tâm đến 3 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo OCOP do vậy, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ hình thành đề án, sớm được các cấp ngành phê duyệt để được bố trí vốn trung hạn của chương trình năm 2022. Đối với Chương trình OCOP địa phương cần đẩy mạnh được trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới gắn với lợi thế của Huế phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Để chương trình OCOP có sự khác biệt thì phát triển sản phẩm OCOP phải từ sự đặc trưng để tạo ra ưu thế của Huế; đồng thời phải phát huy giá trị nội sinh, phát triển cộng đồng là cốt lõi”, ông Tiến nhấn mạnh.

Đối với nội dung xã nông thôn mới thông minh, ông Nguyễn Minh Tiến khẳng định Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương sẽ đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí và có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ. Riêng chương trình chuyển đổi số, nông thôn mới thông minh sẽ có nội dung và hướng dẫn cụ thể nhưng trước mắt sẽ triển khai thí điểm ở một số địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu
    Ngày 29/9, Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
  • Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung ứng điện năm 2023
    Ngày 29/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
  • PTSC Quảng Ngãi thi đua về đích dự án bảo dưỡng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn 2023
    Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua về đích Dự án Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần toàn thể người lao động tại dự án phát huy trí tuệ, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo dưỡng tổng thể nhà máy năm 2023.
  • Phân bón Cà Mau trao học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” tới sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM
    Hòa trong không khí khai giảng năm học 2023 - 2024 của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau/PVCFC) đã trao tặng 30 suất học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” trị giá 210 triệu đồng tới các sinh viên của trường.
  • PV GAS Run - Hành trình Năng lượng xanh 2023
    Thực hiện kế hoạch hoạt động Chào mừng kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/9/1990 - 20/9/2023), trong tháng 9/2023, Hội thao PV GAS được tổ chức với đa dạng môn thi đấu. Sáng ngày 30/9/2023, Giải chạy bộ của toàn PV GAS và Lễ tổng kết - trao giải thưởng Hội thao sẽ được tổ chức tại TP.HCM, khép lại chuỗi sự kiện đoàn kết chào tuổi mới của PV GAS.
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đồng hành cùng Petrovietnam
    Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban QLVNN) ra đời với vai trò lãnh đạo, quản lý đã luôn đồng hành, hỗ trợ trong hành trình đầy gian khó, thử thách để đạt được thành tựu, vinh quang, tự hào của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), ghi dấu chặng đường phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục của Tập đoàn.
  • Hà Tĩnh: Biến nguồn rác thải tái chế thành cầu nối giúp người nghèo vươn lên
    Hưởng ứng phong trào “nói không với rác thải nhựa”, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh đã triển khai bằng nhiều mô hình, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn cầu nối giúp đỡ người nghèo vươn lên. Cách làm này đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp Hội ở nhiều địa phương.
  • Đổi thay những bản làng nơi lưng chừng núi Hoàng Liên
    (TN&MT)- Ở nơi lưng chừng núi Hoàng Liên, Sa Pa( Lào Cai) hiện ra như một viên ngọc xanh lấp lánh giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc anh em. Ở nơi lưng chừng núi Hoàng Liên ấy, những nếp nhà tranh vách lá ngày xưa nay đã dần được thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại khang trang với những con đường bê tông chạy vào tận ngõ. Đổi thay về đời sống của bà con ở những bản làng này phần nhiều dựa vào thay đổi tư duy trồng dược liệu thay thế dần cho cho lúa ngô.
  • Vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn khởi nghiệp
    Trong những năm gần đây, từ phong trào nông dân làm kinh tế giỏi của huyện Lạc Sơn đã xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế đa dạng, làm ăn hiệu quả với nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Bùi Thị Hằng, hội viên phụ nữ xóm Trại Sào, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn là một điển hình.
  • Công bố Quyết định thành lập Petrolimex Hải Dương
    Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hải Dương (Petrolimex Hải Dương) và các Quyết định bổ nhiệm cán bộ Công ty.
  • Honda Việt Nam giới thiệu Wave Alpha và Vision phiên bản cổ điển với sắc màu Retro
    Ngày 29 tháng 09 tại Hà Nội, Công ty Honda Việt Nam (HVN) chính thức giới thiệu Wave Alpha và Vision phiên bản cổ điển với sắc màu Retro cực nổi bật cùng bộ tem mới đầy độc đáo. Trở lại phong cách nổi tiếng châu Âu từ những thập niên 80 với thiết kế cổ điển đan xen tối giản, tạo nên làn song mạnh mẽ trong giới trẻ.
  • Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia “miếng bánh thị trường” tỷ đô tại Trung Quốc
    (TN&MT) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu - phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Sử dụng hiệu quả nguồn lực giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, chủ yếu là đồng bào dân tộc chiếm 96%, trong những năm qua huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nông Việt Yên – Bí thư huyện uỷ Mù Cang Chải.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO