Sơn La: Rà soát, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp sau quy hoạch 3 loại rừng

Nguyễn Nga | 15/11/2022, 14:41

(TN&MT) - Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) Sơn La vừa tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến của các sở, ngành, các huyện có liên quan về Phương án thi công và dự toán kinh phí Nhiệm vụ Giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp với diện tích rừng UBND cấp xã đang tạm quản lý cho cộng đồng bản/tiểu khu trên địa bàn 3 huyện Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ.

a1(4).jpg

Quang cảnh Hội thảo tham vấn.

Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng giai đoạn 2000-2006, tỉnh Sơn La đã giao trên 931.000ha đất lâm nghiệp cho trên 61.800 chủ rừng. Trong đó, giao gần 160.000ha rừng cho hơn 52.700 hộ gia đình, cá nhân và trên 500.000ha rừng cho trên 3.000 cộng đồng. Về cơ bản, toàn bộ diện tích rừng đã được giao và cấp GCNQSDĐ cho cộng đồng thôn bản, hộ gia đình cá nhân và các đối tượng khác.

Đến năm 2018, UBND tỉnh Sơn La phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017-2025, định hướng 2030. Qua điều chỉnh, toàn tỉnh còn gần 60.000ha rừng trong quy hoạch lâm nghiệp chưa được giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, đang tạm giao cho UBND các xã quản lý. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết những tranh chấp về rừng và đất rừng, ảnh hưởng tới công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý giao đất giao rừng hiện nay, giúp địa phương có cơ sở thực tiễn thực hiện Chương trình rà soát, chỉnh lý hồ sơ cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp theo Đề án phát triển Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng 2030, Dự án VFBC đã hỗ trợ địa phương thực hiện nhiệm vụ Giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với diện tích rừng UBND cấp xã đang tạm quản lý cho cộng đồng bản/tiểu khu trên địa bàn 3 huyện: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ.

a2.jpeg

Thực hiện giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp sẽ gắn vai trò, trách nhiệm của chủ rừng với công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Dự án dự kiến triển khai trên địa bàn 3 huyện: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, với khoảng 40 đơn vị hành chính cấp xã, 522 bản. Diện tích dự kiến giao hơn 15.000ha cho 314 chủ rừng là cộng đồng các bản, tiểu khu.

Theo đó, sẽ triển khai rà soát các diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã tạm quản lý, thống kê, lập hồ sơ giao đất, giao rừng, cấp mới GCNQSDĐ lâm nghiệp cho cộng đồng thôn/bản theo quy định. Điều tra tài nguyên rừng, xây dựng phương án giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng dân cư các bản thuộc các xã trên địa bàn 3 huyện. Rà soát, trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư các bản thuộc các xã trên địa bàn 3 huyện vùng Dự án.

Việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp đảm bảo gắn với các quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, đề án quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững của tỉnh, huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cùng với đó, thực hiện giao đất, giao rừng phải căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo được sự bình đẳng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu mâu thuẫn có thể nảy sinh.

Triển khai Dự án góp phần thực hiện tốt, hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, gắn vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong quá trình thực hiện bảo vệ, phát triển rừng. Góp phần phát triển kinh tế từ nghề rừng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO