Sơn La: Đối thoại tháo gỡ khó khăn về bồi thường, giải phóng mặt bằng

Nguyễn Nga | 08/10/2021, 13:39

(TN&MT) - Chiều 7/10, Sở TN&MT Sơn La tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp quý III/2021. Hội nghị ghi nhận 7 ý kiến chủ yếu liên quan đến 2 lĩnh vực: Đất đai và tài nguyên nước.

Giám đốc Sở TN&MT Sơn La Nguyễn Đắc Lực chủ trì Hội nghị.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Đại diện Liên danh Công ty TNHH Xây dựng thương mại Kim Sơn và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tuấn Cường, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành quan tâm đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất để nhà đầu tư triển khai dự án Khu đô thị bản Buổn, bản Mé, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La.

Về nội dung này, Sở TN&MT cho biết: Liên danh 2 công ty trên là nhà đầu tư trúng thầu dự án có sử dụng đất Khu đô thị bản Buổn, bản Mé thông qua hình thức đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu đã ký Hợp đồng dự án với UBND tỉnh. Theo quy định, để được giao đất, cho thuê đất thì phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Về thẩm quyền thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng của dự án là UBND thành phố Sơn La theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013 và ủy quyền của UBND tỉnh tại Quyết định 3161/QĐ-UBND ngày 17/11/2014. UBND tỉnh đã ban hành nhiều Công văn chỉ đạo UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Sở TN&MT đã có Công văn gửi đơn vị để hoàn thiện hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án.

Tuy nhiên, hiện nay, UBND thành phố chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, Công ty đang đề nghị UBND thành phố điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và phát triển đô thị tỉnh chưa hoàn thành việc điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh dự án.

Đại diện các doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng trong việc triển khai một số dự án.

Do đó, để có cơ sở giao đất, cho thuê đất, Sở TN&MT đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án. Đề nghị Liên danh 2 Công ty liên hệ UBND thành phố và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và phát triển đô thị tỉnh để hoàn thiện các nội dung; sau đó, hoàn thiện hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.

Tiếp đó, theo ý kiến của đại diện các doanh nghiệp tại huyện Sông Mã liên quan đến việc các doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã gần 2 năm nhưng chưa có quy hoạch đất để thuê đất làm bến bãi. Các doanh nghiệp phải tự thỏa thuận với người dân để thuê lại đất gặp rất nhiều khó khăn.

Về vấn đề này, theo Sở TN&MT, việc thu hồi đất để thực hiện dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, sỏi) không thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội; mà thuộc trường hợp sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, Sở TN&MT đã ban hành Công văn đề nghị UBND huyện Sông Mã chỉ đạo các xã có liên quan xác minh nguồn gốc sử dụng đất; hướng dẫn việc cập nhật các điểm tập kết VLXD thông thường vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoàn thiện hồ sơ thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát làm VLXD thông thường trên Sông Mã.

Sở TN&MT đề nghị các doanh nghiệp liên hệ với UBND huyện Sông Mã để được cập nhật các điểm tập kết VLXD thông thường vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện. Sau khi dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đơn vị hoàn thiện hồ sơ để được sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở TN&MT.

Đại diện UBND thành phố Sơn La trả lời kiến nghị của doanh nghiệp.

Liên quan đến kiến nghị của các doanh nghiệp huyện Quỳnh Nhai về hướng dẫn thủ tục đất đai liên quan để đảo, thuê/mượn mặt nước cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, ổn định kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp đang làm thủ tục cấp đất làm dự án. Sở TN&MT đề nghị các tổ chức cung cấp hồ sơ dự án, tọa độ, ranh giới, diện tích, chủ sử dụng đất có mặt nước khu vực các tổ chức có nhu cầu thuê để kinh doanh và gửi về Sở làm cơ sở nghiên cứu, hướng dẫn theo quy định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị xem xét lại danh mục chấm dứt, thu hồi với dự án Khu vui chơi, giải trí nhà hàng khách sạn tại huyện Mường La; đề nghị UBND tỉnh, Sở TN&MT, Sở Tài chính xem xét giá đất và phương án thanh toán tiền đất cho doanh nghiệp tại dự án đất vườn hoa 26/8; tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng Dự án Trạm dừng nghỉ, đón trả khách và trạm đăng kiểm tại huyện Vân Hồ…

Tăng cường quản lý khai thác nước ngầm

Lĩnh vực tài nguyên nước, theo kiến nghị của Công ty Cổ phần cấp nước Sơn La, thống kê của công ty năm 2021, lượng khách hàng khoan giếng là 1.170 khách hàng. Công ty đề nghị các ngành chức năng có giải pháp tăng cường kiểm soát việc khoan giếng, và các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.

Quang cảnh Hội nghị.

Với nội dung này, Sở TN&MT thông tin: UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2049/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 Phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, đã tổ chức Hội nghị công bố tới các Sở ban ngành và UBND cấp huyện, trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể người dân biết và thực hiện.

Theo quy định, việc các tổ chức, cá nhân khoan giếng để sử dụng cho mục đích sinh hoạt của hộ gia đình và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô nhỏ hơn 10 m3/ngày đêm là phù hợp quy định và không phải xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất, trừ trường hợp nằm trong vùng hạn chế.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Để kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, Sở TN&MT đã đề nghị các Sở ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố rà soát, cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn chưa có giấy phép.

Theo báo cáo của UBND cấp huyện, toàn tỉnh có 62 cá nhân hành nghề khoan giếng chưa có giấy phép. Sở TN&MT đã đôn đốc, yêu cầu các tổ chức, cá nhân khẩn trương lập hồ sơ cấp giấy phép tài nguyên nước để quản lý.

Đồng thời, để bảo vệ nguồn nước dưới đất, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các công văn yêu cầu UBND các huyện, thành phố rà soát, lập danh mục giếng không sử dụng, phải trám lấp theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đôn đốc các chủ giếng thực hiện trám lấp để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Đồng thời, đề nghị các huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện không phải xin cấp phép trong vùng hạn chế, tổng hợp, báo cáo Sở TN&MT.

Bài liên quan
  • Sơn La: Giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở cà phê quy mô tập trung
    (TN&MT) - Đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực có liên quan với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La vừa kiểm tra, giám sát tại Xưởng chế biến cà phê Cát Quế (huyện Thuận Châu) và HTX Xây dựng và Phát triển nông thôn Mường Chanh (huyện Mai Sơn).

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO