Nam Định: Hỗ trợ nông dân giảm nghèo bền vững

Thuỵ Khanh | 11/04/2023, 10:01

(TN&MT) - Thực hiện Kế hoạch số 53/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nam Định, UBND tỉnh đã phê duyệt và triển khai chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho các địa phương trong tỉnh, đạt được hiệu quả tích cực.

mot-so-thanh-tuu-co-ban-trong-xay-dung-nong-thong-moi-nang-cao-nong-thon-moi-kieu-mau-o-nam-dinh-150143_481.jpeg
Phát triển nông nghiệp hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững

Cụ thể, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã hỗ trợ các địa phương còn có hộ nghèo phát triển giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi (tùy theo tính chất, đề xuất của các hộ tham gia dự án). Đồng thời, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ dân tham gia  với tỷ lệ: 6/10 huyện, thành phố (huyện Xuân Trường; Hải Hậu; Trực Ninh; Nam Trực; Giao Thủy; Vụ Bản) và 488 hộ tham gia ( trong đó hộ cận nghèo là 379 hộ, hộ nghèo 98 hộ). Cơ cấu vốn dự án được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hơn 3 tỷ đồng, đạt 61,2% so với nguồn vốn sự nghiệp được cấp.

Tuy nhiên, do là năm đầu triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên quá trình xây dựng dự án, nhất là việc rà soát, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện tham gia phù hợp với khả năng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn chưa đảm bảo được đúng tiến độ thực hiện; việc tìm kiếm, lựa chọn đơn vị tư vấn và xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa nhà thầu để làm cơ sở tổ chức đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cũng như việc thanh quyết toán kinh phí đảm bảo ngân sách và định mức hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân…

Do đó, để khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Tiểu dự án 1 và Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh Nam Định đã đưa ra một số giải pháp cần thực hiện trong năm 2023, đó là: Đối với chính quyền các cấp cơ sở và địa phương cần phải thực hiện phân bổ vốn sự nghiệp ngay từ những tháng đầu năm để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án;

Hàng năm, tiếp tục tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phương thức tổ chức quản lý, xây dựng, thực hiện các nội dung chương trình cho đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện chương trình, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, đồng thời xây dựng, ban hành cơ chế quản lý, điều phối thực hiện chương trình giữa các Sở, ngành và địa phương để nâng cao công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, qua đó phát hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc phát sinh.

Đồng thời, tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng các phương án, triển khai đồng bộ các kế hoạch tuyên truyền thông tin về cơ chế, chính sách của chương trình và mức hỗ trợ tới đối tượng thụ hưởng phải phù hợp với tình hình thực tế và hoàn cảnh của người dân để đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng xây dựng, triển khai thực hiện các dự án theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, để kế hoạch phát triển Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trong năm 2023 đạt hiệu quả với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tăng thu nhập cho người dân, cần thông qua việc hỗ trợ vật tư, huy động, vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo; phân công giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; xây dựng các mô hình, tổ nhóm làm kinh tế giỏi, thu hút lao động vào làm việc; vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ưu tiên tiếp nhận con em hộ nghèo vào làm việc; tập huấn kỹ thuật cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ưu tiên cho các huyện, xã có tỷ lệ nghèo, cận nghèo cao và khó khăn về kỹ thuật, lựa chọn các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng địa phương với quy mô trung bình từ 25 – 50 người/ dự án cùng tổng mức vốn hỗ trợ cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 dự tính là 4 tỷ đồng, được phân chia phù hợp với 10 – 15 dự án trong kế hoạch triển khai, tổng số hộ tham gia từ 300 - 500 hộ đối với các dự án chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, cải tạo chuồng trại và các dự án trồng trọt, hỗ trợ cây trồng, phân bón, thiết bị máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, bảo quản thành phẩm sau thu hoạch,….

Qua đó, cần xây dựng, triển khai giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của chương trình ngay từ khâu xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

Bài liên quan
  • Cây mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu
    Cây mận hậu được đưa vào trồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ những năm 1980. Sau hơn 30 năm phát triển, cây mận đã trở thành một sản phẩm chủ lực của địa phương này, giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lai Châu: Cuộc sống ấm no nhờ bảo vệ phát triển rừng
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Anh Mã A Phình ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.
Đừng bỏ lỡ
  • Công bố quyết định BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
    Chiều 3/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định tổ chức lại Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh và Quyết định về công tác cán bộ.
  • Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Hạnh phúc trẻ thơ tại những khu đô thị thuận ích
    (TN&MT) - Trong những ngày thu tháng tám, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ rộn vang khắp những khu đô thị TNR Gold. Các em háo hức khám phá các trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt vịt, ô ăn quan… và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
  • Trà shan tuyết Suối Giàng - tài nguyên xanh nơi bồng bềnh mây trắng
    (TN&MT) - Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống của người dân bản địa đã tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và nhiều màu sắc trên non cao Suối Giàng.
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO