Lấy rác “nuôi” nghề thổ cẩm

Mộc Lim | 27/09/2022, 06:59

(TN&MT) - Trong dòng người rời quê lên thành phố học tập, tìm kiếm việc làm, có những người con vẫn nuôi ước mơ trở về quê hương lập nghiệp.

Với Bùi Thị Hương, tiếng gọi của núi rừng Yên Bái không chỉ đưa cô trở về khôi phục nghề dệt thổ cẩm, mà còn giữ lửa, “nuôi” nghề từ rác thải.

Hương (còn gọi là Hương Kim) vẫn nhớ như in tuổi thơ với hình ảnh các cô, các chị ngồi thêu, dệt thổ cẩm màu, đôi bàn tay của họ từ chỗ nuột nà dần chai sạn với cuộc sống mưu sinh. Lớn lên một chút, Hương cảm nhận rõ hơn công sức nhọc nhằn, mồ hôi và những đêm mất ngủ của người thân trong từng tấm áo cô mặc, từng chiếc khăn thổ cẩm cô đội trên đầu. Và khi được tiếp cận với các thông tin ô nhiễm môi trường từ rác thải, trong đó, có ngành nghề thời trang, cô đã chọn cho mình một con đường riêng: Về bản.

untitled.jpg

Hương Kim tươi tắn trong chiếc áo thổ cẩm của dự án “Khôi phục làng nghề thổ cẩm Suối Giàng”

Với vốn liếng có được từ những ngày học Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, công việc đầu tiên của Hương khi trở về là vượt núi lên Suối Giàng thực hiện dự án “Khôi phục làng nghề thổ cẩm”.

Từ những ngày cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, người dân xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) thường xuyên chứng kiến một cô gái nhỏ nhắn cứ cuối tuần lại xuất hiện ở Yên Bái, rồi chiều chủ nhật lại từ Yên Bái “phi” xe máy một mình về Hà Nội. Ấy là Hương. Cô sinh viên Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội đi khảo sát địa bàn và tìm thêm những người bạn đồng hành. Niềm đam mê nghệ thuật, ý thức sống xanh vì cộng đồng và khát vọng giữ làng nghề truyền thống đã khiến họ đến được với nhau. Ban đầu, khoảng 20 người dân tộc Mông đã đăng ký tham gia dự án.

Bắt tay vào thực hiện dự án, Hương Kim đã dùng hết số tiền tích lũy được cho công tác khảo sát, sưu tầm các họa tiết hoa văn truyền thống, làm sơ thảo đề án bảo tồn họa tiết, lên thiết kế các sản phẩm mẫu, tìm đầu ra cho sản phẩm. Sau đó mở các lớp học miễn phí dạy bà con cách phối màu, cách may sản phẩm. Hoạt động được bà con hưởng ứng tham gia.

Là người quan tâm tới môi trường, Hương Kim nhận thấy khối lượng rác thải từ ngành thời trang rất lớn, trong đó có quần áo cũ, nhiều chất liệu không thân thiện với môi trường, vì thế, cô đã nảy ra ý tưởng “nuôi” nghề thổ cẩm từ nguyên liệu tái chế. Những bộ quần áo cũ nhiều màu được họ tận dụng, giặt là cẩn thận. Từ những đôi bàn tay khéo léo, những sản phẩm thổ cẩm đã ra đời. Và, theo cách nói của cô chủ nhỏ cùng sự đồng tình của người dân, “sản phẩm khá lạ mắt và quan trọng là sử dụng được”.

tui-tai-che-tu-quan-jeans-phoi-hop-voi-tho-cam.-san-pham-do-chinh-tay-ba-con-lam-ra.jpeg
Túi tái chế từ quần jeans phối hợp với thổ cẩm. Sản phẩm do chính tay bà con làm ra

Bên cạnh mục đích tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con từ bán sản phẩm thổ cẩm, Hương Kim cho biết, cô cũng sẽ trích 10% lợi nhuận từ mỗi chiếc túi bán ra để tạo quỹ hỗ trợ trẻ em và phụ nữ vùng cao. Quỹ này sẽ được dùng để giúp đỡ những phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh thực sự khó khăn, tổ chức các lớp học truyền dạy nghề mỹ thuật cho trẻ em và phụ nữ.

Cô gái nhỏ Hương Kim cùng những người bạn đồng hành hiện đang quảng bá sản phẩm ra thị trường rộng rãi trong nước và nước ngoài. Bởi một trong những mục tiêu quan trọng để cô thực hiện dự án đó là bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống của đồng bào Mông. Theo cô, có nhiều cách để yêu quê hương, việc giữ lửa nghề dệt thổ cẩm kết hợp với bảo vệ môi trường mà dự án đang thực hiện là một việc làm xuất phát từ tình yêu ấy.

Bài liên quan
  • Sống xanh cùng “Đổi sách lấy cây”
    (TN&MT) - Chương trình “Đổi sách lây cây” do nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai thực hiện 3 năm nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã lan tỏa lối sống xanh đến thế hệ trẻ và đưa nhiều tủ sách yêu thương về với các bạn nhỏ khó khăn ở các địa phương của tỉnh Gia Lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 10 tấn cá xuống sông Lam
    Chùa Viên Quang vừa tiến hành phóng sinh 10 tấn cá các loại xuống sông Lam. Đây là một trong những hoạt động thường niên của ngôi chùa này, góp phần không nhỏ làm tái tạo nguồn lợi thủy sản, cân bằng sinh thái, góp phần thúc đẩy bảo vệ môi trường.
  • Quảng Nam: Người dân phát hiện 5 cá thể voi rừng khi đi làm rẫy
    (TN&MT) - Ngày 16/1, ông Mai Văn Dưỡng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam cho biết, trong lúc người dân đi nương rẫy phát hiện đàn voi rừng gồm 5 cá thể tại lâm phận khu bảo tồn này.
  • Leo núi và nhặt rác

    Leo núi và nhặt rác

    12:59 13/12/2022
    (TN&MT) - Đó là một hành động đẹp mà người viết bài này tận mắt chứng kiến trong một lần chinh phục “sống lưng khủng long” ở Bình Liêu, Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Ấm lòng “Gian hàng 0 đồng” từ mô hình biến rác thành tài nguyên
    (TN&MT) - “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn” không chỉ giúp bảo vệ môi trường, nhiều chị em phụ nữ ở Chi hội Phụ nữ Lộc Phước 2, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng còn bán thu về tiền triệu, từ đó tạo “Gian hàng 0 đồng” mang yêu thương đến với người nghèo, người già neo đơn.
  • Người phụ nữ hết lòng vì môi trường
    (TN&MT) - Hơn 7 năm qua, bất kể thời tiết nắng, mưa ngày nào bà Trần Thị Huệ ở thôn 2, xóm 7, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội cũng cặm cụi nhổ cỏ, trồng cây, quét dọn đường làng, ngõ xóm. Những việc làm thiện nguyện của bà đã góp phần tạo ra cảnh quan môi trường sạch hơn cho miền quê ngoại thành Hà Nội.
  • Nghệ An: Tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp
    UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
  • Có một Ba Vì xanh

    Có một Ba Vì xanh

    10:30 15/10/2022
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng làng quê đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Ba Vì ( Hà Nội) đã phát động phong trào “xây dựng làng quê, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
  • Sắc xanh tình nguyện trong tâm lũ
    (TN&MT) - Những ngày vừa qua, cùng với bộ đội, công an, dân quân tự vệ… hàng trăm đoàn viên, thanh niên khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện đã xắn tay giúp đỡ người dân và chính quyền khắc phục hậu quả từ trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở huyện vùng biên Kỳ Sơn.
  • Lấy rác “nuôi” nghề thổ cẩm
    (TN&MT) - Trong dòng người rời quê lên thành phố học tập, tìm kiếm việc làm, có những người con vẫn nuôi ước mơ trở về quê hương lập nghiệp.
  • Làm sạch môi trường theo cách của Let’s Do It! Hanoi
    (TN&MT) - Thư giãn, vui chơi hay quây quần với bạn bè, gia đình… là những lựa chọn được ưu tiên đối với phần lớn mọi người sau một tuần làm việc vất vả. Nhưng với những tình nguyện viên của Tổ chức phi chính phủ Let’s Do It! Hanoi (Hãy hành động! Hà Nội), họ đã chọn dành ngày cuối tuần của mình để cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, và góp phần bảo vệ môi trường cho cả hành tinh của chúng ta.
  • Cho jean cũ một đời sống mới
    (TN&MT) - Các sản phẩm thủ công làm từ những nguyên liệu tái chế luôn có một nét đặc sắc, một dấu ấn riêng.
  • Cử nhân “hai sạch”

    Cử nhân “hai sạch”

    08:29 15/09/2022
    (TN&MT) - Người dân Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ, Bình Định) và bạn bè vẫn gọi Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trần Quang Tiến là “Cử nhân hai sạch”, bởi tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng Tiến không chọn trụ lại thành phố như nhiều bạn bè trong lớp mà trở về quê thực hiện dự án đã ấp ủ từ lâu, đó là xây dựng một HTX làm nấm sạch và dọn sạch rác ở quê nhà.
  • Đến “Shop xanh” nhận yêu thương
    (TN&MT) - Nhắc đến “Shop xanh” giờ đây không chỉ là câu chuyện khởi nghiệp mà còn là mục tiêu bảo vệ môi trường và thiện nguyện.
  • Lời cảm ơn từ Clean Day Fall 2022
    (TN&MT) - Chào đón tháng 9 trong niềm vui, niềm tự hào về không khí Cách mạng Tháng Tám và tinh thần ngày Quốc khánh 2/9, Hội Yêu Rác đã ghi dấu hành trình bằng chiến dịch “Clean Day Fall 2022” - hoạt động đầu tiên trong chuỗi sự kiện mùa thu trong lành với mong muốn góp nhặt những điều đẹp đẽ nhỏ bé cho quê hương đất nước, thể hiện một phần trách nhiệm của người công dân được sống trong độc lập tự do.
  • Phụ nữ Đà Nẵng phân loại rác tạo bữa cơm "0 đồng”
    (TN&MT) - Phân loại rác tại nguồn đang góp phần trực tiếp vào việc giảm áp lực cho các nhà máy xử lý rác, đồng thời hoạt động này cũng tối ưu được nguồn tài nguyên rác thải cho toàn xã hội. Bằng cách làm sáng tạo, Hội Phụ nữ phường Hoà An, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng đã tích cực phân loại rác tại nguồn và tận dụng gây quỹ tạo ra những bữa cơm “0 đồng” ấm áp cho những người khó khăn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO