Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo

Hoàng Nghĩa | 24/03/2023, 15:18

(TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hữu Liên có hệ sinh thái vô cùng đa dạng, phong phú với những dãy núi đá vôi hiểm trở, tạo nên cảnh quan đẹp đặc sắc gồm các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nước theo mùa.

Qua điều tra, đánh giá của Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, tại đây đã ghi nhận thông tin về 961 loài thực vật, 776 loài động vật, lưu giữ 880 mẫu tiêu bản của 250 loài động, thực vật. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình, nơi đây còn ghi dấu bởi sự đa dạng văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, như: Kinh, Tày, Nùng, Dao,…

dsc08103.jpg
Các mẫu tiêu bản đang lưu giữ tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên.

Tại Quyết định số1976/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, toàn bộ diện tích rừng đặc dụng Hữu Liên được bảo tồn hệ sinh thái rừng, các loài quý, hiếm và cảnh quan môi trường. Hàng năm, khu rừng này thu hút hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đây chính là là lợi thế để nhân dân phát triển du lịch sinh thái.

Có 7 thôn nằm trọn vẹn trong rừng đặc dụng, hàng năm, bà con xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng đều được giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng với tổng số tiền gần 1,6 tỷ đồng/năm. Với các thôn, bản tham gia tích cực, được nhận thêm kinh phí hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn/năm.

Theo lãnh đạo xã Hữu Liên, địa phương này là xã vùng 3 cách trung tâm huyện Hữu Lũng 30km, có gần 800 hộ dân, nhiều dân tộc cùng sinh sống, những năm qua, nhờ nguồn vốn giao khoán bảo vệ rừng, đã giúp bà con đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm… và phát triển kinh tế.

Đặc biệt, bà con trong xã còn tận dụng nhiều lợi ích từ đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái, xây dựng và phát triển các làng du lịch cộng đồng. Tháng 10/2020, làng du lịch cộng đồng Hữu Liên được công nhận là điểm du lịch của tỉnh. Hiện trên địa bàn xã đã được quy hoạch 3 phân khu để đầu tư phát triển du lịch thuộc 5 thôn với diện tích hơn 300ha.

Từ 6 hộ ban đầu, toàn xã hiện có 13 homestay, năm 2022 đã đón gần 40.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm; doanh thu từ du lịch ước đạt trên 12 tỷ đồng. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao, có thu nhập ổn định, người dân càng thêm tin tưởng vào các cấp chính quyền và bảo nhau phải nỗ lực hơn để giữ rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Theo lãnh đạo Ban quản lý Rừng đặc dụng Hữu Liên, công tác giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ngày càng thu hút được đông đảo thôn bản, quần chúng nhân dân tham gia. Hiện nay, đã có 60ha rừng được khoanh nuôi tái sinh, 7.270ha rừng được giao khoán bản vệ cho 4 tổ nhận khoán với 61 hộ gia đình và 12 cộng đồng thôn theo từng lô rừng cụ thể.

Ban quản lý rừng cũng đã thành lập các tổ nhận khoán bảo vệ rừng thường trực và xây dựng quy chế hoạt động của tổ, thống nhất lịch tuần tra, kiểm tra rừng nhận khoán. Các thôn, bản, hộ nhận khoán đã tích cực tuần tra, kiểm tra rừng theo lịch đề ra, nắm chắc diễn biến, tình hình diện tích rừng và báo cáo kịp thời với đơn vị.

Đặc biệt, thực hiện chính sách đầu tư cộng đồng thôn bản vùng đệm rừng đặc dụng với kinh phí được giao 440 triệu đồng /11 thôn bản, ngay từ đầu năm, Ban quản lý rừng đã xây dựng cam kết bảo vệ rừng với các tiêu chí cụ thể, chủ động phối kết hợp cùng với cấp ủy, chính quyền các xã giáp ranh rừng đặc dụng để tuyên truyền, vận động các thôn ký cam kết bảo vệ rừng đặc dụng.

Trong năm 2022, đã tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh các thôn tại xã Hữu Liên được 192 tin bài; 3 lượt tuyên truyền lưu động; 25 cuộc tuyên truyền lồng ghép tại các cuộc họp thôn với 1.630 lượt người nghe. Ngoài ra, các cán bộ quản lý địa bàn của Ban đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền cá biệt khi xuống cơ sở tiếp xúc với các hộ gia đình.

20230324_094215.jpg
Cán bộ Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên và nhân dân địa phương tham gia tuần rừng, kịp thời phát hiện các vi phạm.

Nhờ đó, nhận thức của nhân dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng nâng lên. Tình hình rừng đặc dụng ổn định, không phát sinh điểm nóng, phức tạp, không có các tụ điểm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp giảm so với cùng kỳ. Ranh giới rừng được quản lý chặt chẽ, các vụ việc phát nương, làm bãi, xâm lấn đất rừng được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Để tiếp tục giữ rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học, Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng. Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.

Đặc biệt, tiếp tục tổ chức triển khai các nội dung hạng mục của phương án quản lý rừng bền vững khu rừng đặc dụng Hữu Liên giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành việc xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Hữu Liên giai đoạn 2021-2030. Triển khai chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm cho các thôn bản đăng ký đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Rà soát, triển khai các tuyến, điểm có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tích cực quảng bá hình ảnh về rừng đặc dụng trên trang thông tin điện tử của huyện, xã, đơn vị…

screenshot_20230324_100532_chrome.jpg
Một góc xã Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn)

Năm 2022, Ban quản lý rừng đặc dụng đã tổ chức trên 1.000 cuộc tuần tra rừng với hơn 3.600 lượt người tham gia; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý 8 vụ phát nương làm bãi lấn chiếm đất rừng đặc dụng với diện tích 0,95ha. Đã chôn 70 biển báo tại các vị trí giáp ranh giữa đất rừng đặc dụng và đất canh tác của người dân. Các Tổ bảo vệ rừng, cán bộ địa bàn tăng cường bám sát địa bàn rừng, nắm chắc diễn biến, biến động rừng, đôn đốc các tổ nhận khoán thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng nhận khoán.

Bài liên quan
  • Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Cuộc họp Ban chỉ đạo và Hội thảo tổng kết năm 2022 dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (dự án BR). Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo dự án chủ trì cuộc họp.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • UBND cấp huyện có vai trò quan trọng đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
    (TN&MT) - Để sẵn sàng cho công tác phòng, chống thiên tai, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê, ngày 5/6, tại Nghệ An, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2023.
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Bình Dương: Tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND huyện Bàu Bàng đã phối hợp với Sở TN&MT Bình Dương tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút hơn 400 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Môi trường.
  • TP. Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Ngày 5/6, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và Tháng hàng động vì môi trường. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND TP. Cần Thơ cùng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, quận, huyện và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân địa phương.
  • Phù Yên (Sơn La): Ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại chợ trung tâm huyện, UBND huyện Phù Yên,  tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023, với chủ đề Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
  • Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • Bến Tre: Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Điện Biên hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và ngày Đại dương thế giới
    (TN&MT) - Sáng ngày 5/6 tại Sân hành lễ Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023.
  • Huế: Hàng trăm người đi bộ nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF - Việt Nam tài trợ đã phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức Hue Plogging 2023 - Sự kiện đi bộ nhặt rác tại biển Hải Dương – TP. Huế.
  • Thời tiết 5/6: Trung Bộ có mưa nhiều nơi, nhiệt độ giảm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 5/6 tại các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Do có mưa nên nhiệt độ giảm nhẹ.
  • Lồng ghép kinh tế tuần hoàn để xanh hóa các ngành kinh tế
    (TN&MT) - Ngày 4/6, tại TP. Hải Phòng, Viện Địa lí nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023.
  • Hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Côn Đảo
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp với Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Viet Nam) Co., Ltd. tại TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là IGPV) tổ chức hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Hòn Tài.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Thời tiết ngày 4/6: Bắc Bộ nắng nóng dịu dần, Nam Bộ mưa dông vào chiều
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thời tiết ngày 4/6, nắng nóng ở Bắc Bộ dịu dần, Nam Bộ mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to vào chiều.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO