Bên cạnh những làng cá nuôi theo hướng công nghiệp thì nguồn tôm, cá tự nhiên phát triển rất nhanh và phong phú nhờ việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tốt. Những con cá măng - giống cá đã tuyệt chủng, giờ sinh sôi; những giống cá đặc sản như trắm đen, ngạnh, chiên, chạch chấu; cá ngão, cá mè đen… phát triển mạnh.
Việc khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện bài bản, có sự quản lý của các ngành chức năng. Tình trạng dùng lưới mắt nhỏ, sử dụng kích điện, hóa chất, thuốc nổ… giờ không còn. Ngư dân trên hồ Thác Bà còn nghỉ bắt cá từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư, vì đó là mùa cá đẻ.
Thác Bà có được như thế là nhờ chúng ta đã đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh, đồng thời khai thác thế mạnh ấy theo hướng bền vững, có chính sách thu hút đầu tư bài bản. Đặc biệt, du lịch cộng đồng trong các làng bản người Tày, người Dao từ Phúc An, Yên Thành, Vũ Linh, Cảm Nhân… cũng rất phát triển nhờ cộng đồng các dân tộc thiểu số trong vùng giữ gìn và bảo tồn được những nét bản sắc văn hóa độc đáo...
Phóng sự ảnh của: Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thanh Miền
Ngư dân đánh bắt cá trên hồ Thác Bà. |
Những con cá mương - giống cá đã tuyệt chủng, giờ sinh sôi trên hồ Thác Bà. |
Chiếc thuyền đánh bắt cá của ngư dân cập bến. |
Du khách lựa chọn những con cá tươi sống ngay tại bến tàu. |
Ngư dân trên hồ Thác Bà còn nghỉ bắt cá vào mùa cá đẻ. |
Cá tự nhiên đánh bắt về được phơi dưới ánh nắng mặt trời. |
Người dân Phúc An chế biến cá tự nhiên khai thác từ hồ Thác Bà. |