Hải Dương: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 2

Phạm Duy | 11/08/2022, 10:02

Trước khả năng bão số 2 có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Hải Dương, ngay trong chiều ngày 10/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh đã phát công điện số 2 đề nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thành phố, thị xã và các sở, ngành liên quan về việc ứng phó với bão số 2.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, khu vực Hải Dương có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2. Từ đêm 10/8, các khu vực trong tỉnh có mưa to đến rất to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió mạnh dần lên cấp 4, cấp 5, giật cấp 6, cấp 7.

Mưa có khả năng kéo dài đến ngày 12/8. Tổng lượng mưa ở khu vực đông bắc tỉnh gồm: TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà... phổ biến ở mức 150-200 mm, có nơi cao hơn. Khu vực tây nam tỉnh gồm TP Hải Dương, các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ có lượng mưa ở mức từ 100-150 mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

hd.jpg
Công tác kiểm tra các công trình hồ đập, thủy lợi, đê điều trọng yếu được tỉnh Hải Dương triển khai khẩn trương, nghiêm túc. 

Để chủ động phòng tránh, xử lý kịp thời những tình huống do bão, mưa lớn gây ra, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh  yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn, sẵn sàng ứng phó theo kế hoạch.

Các địa phương khẩn trương thu hoạch các loại cây trồng đã đến kỳ thu hoạch; có phương án bảo vệ diện tích cây rau màu, cây ăn quả, diện tích lúa mới gieo cấy; chú ý phương án chống úng các khu vực trũng thấp, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu nuôi thủy sản tập trung, bảo đảm an toàn cho các cơ sở nuôi cá lồng trên sông...

Các cấp, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.

Tập trung bảo đảm an toàn công trình hồ đập, thủy lợi, đê điều; chú ý các trọng điểm đê điều, các sự cố sạt lở bãi sông, bờ kênh trục Bắc Hưng Hải chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, chủ động khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu theo phương châm “bốn tại chỗ”. Thông báo, hướng dẫn chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài bãi sông thực hiện biện pháp giải tỏa vật liệu trên bãi sông, bảo đảm hành lang thoát lũ.

Các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi: Hải Dương, Bắc Hưng Hải và Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thành phố, thị xã triển khai phương án bảo vệ trọng điểm công trình thuỷ lợi, phòng chống mưa lớn, úng ngập theo kế hoạch.

Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương chủ động kiểm tra hệ thống công trình điện, có phương án ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ tiêu úng theo yêu cầu.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lớn, báo cáo kịp thời với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã để chủ động chỉ huy, chỉ đạo công tác đối phó, khắc phục hậu quả....

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
Đừng bỏ lỡ
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Ninh Bình: Sôi nổi chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” gắn với giảm rác thải nhựa
    (TN&MT) - Các hoạt động: trao giỏ đựng rác với thông điệp “Chở xanh - Thở lành” cho các lái đò tại bến thuyền Vân Long; ra quân tổng vệ sinh môi trường tại Khu du lịch Vân Long... trong chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” năm 2023 gắn với Đề án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”, do UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình phát động thu hút hàng trăm du khách và người dân tham gia.
  • Rác thải tràn lan Khu quy hoạch Đại học Huế
    Rác thải đã và đang “bủa vây” các tuyến đường thuộc Khu quy hoạch Đại học Huế (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), gây nhếch nhác đô thị, ô nhiễm môi trường.
  • 9 dự án các-bon thấp nhận hỗ trợ từ Vương quốc Anh
    (TN&MT) - Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam vừa công bố 9 dự án các-bon thấp sẽ tham gia giai đoạn đầu của Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam.
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
  • Dự báo ngày 28/3: Bắc Bộ chiều và đêm có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-20mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.
  • Giữ rừng gắn với xóa đói giảm nghèo ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
    (TN&MT) - Thời gian qua, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã phối hợp với huyện Quế Phong và UBND các xã vùng đệm thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững như khoán bảo vệ rừng, xây dựng các mô hình sinh kế bền vững. Qua đó nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
  • 8 nhiệm vụ thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 27/3, Bộ TN&MT ban hành kế hoạch số 738/QĐ-BTNMT thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, trong đó có 8 nhiệm vụ thực hiện Chương trình này.
  • “Ngôi nhà xanh” thu gom rác thải của phụ nữ Sơn La
    (TN&MT) - Hội liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Ngôi nhà xanh” tại Chi hội phụ nữ Tiểu khu 6 với 130 thành viên.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn số 1582/UBND-KTN yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO