Xã hội

Điện Biên: Ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp

Hoàng Châu - Thảo Trang 28/02/2024 - 17:59

(TN&MT) - Trong thời gian qua, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Sau một thời gian thử nghiệm và áp dụng đến nay, nhiều hội viên đã thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Ông Ðỗ Thành Công, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Ðiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong thời gian vừa qua, các hội viên, nông dân luôn tích cực lao động, sản xuất, chăn nuôi trồng trọt, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và làm dịch vụ tăng thu nhập ổn định đời sống gia đình. Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã đạt được nhiều thành tựu, trong năm 2023, tổng sản lượng lương thực đạt 17,5 tấn, độ che phủ rừng đạt 44,49%, đàn đại gia súc phát triển ổn định, trong đó 5.409 con trâu, 3.980 con bò, 1.280 con dê, 16.150 con lợn,…việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm và đẩy mạnh.

7d3ec23d71dc25cdb20.jpg
Nông dân ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất lúa, gạo Điện Biên. Trong ảnh: Nông dân Điện Biên trên cánh đồng lúa Mường Thanh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, song việc triển khai, tư vấn hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do trình độ nhận thức và hiểu biết của hội viên nông dân còn hạn chế, chưa dám mạnh dạn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cách nghĩ cách làm.

Từ những khó khăn, vướng mắc hạn chế trên, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho hội viên, nông dân. Việc đầu tiên, chính là đổi mới tư duy, trong công tác điều hành, công tác tham mưu, lãnh đạo, nhằm nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình hiện nay. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vụ và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.

d73d1b6bb1d2e26db23.jpg
Nhiều sản phẩm lúa gạo liên kết theo chuỗi giá trị được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

Đồng thời, chúng tôi tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội thông qua việc thường xuyên bồi dưỡng, cung cấp thông tin, kiến thức về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là các lĩnh vực khoa học kỹ thuật được đầu tư, áp dụng có hiệu quả trong sản xuất.

Cùng với đó, đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất; đặc biệt là những tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh; xây dựng thí điểm các mô hình sản xuất, đầu tư đồng bộ khoa học công nghệ, công nghệ số, các thiết bị điện tử thông minh để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu, truy xuất nguồn gốc; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Hội nông dân các cấp thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi; phổ biến, hướng dẫn sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành để thuận lợi trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

Song song với đó, đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế tập thể, mô hình tổ hợp tác liên doanh, liên kết. Cần có nghiên cứu cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hội viên nông dân tham gia xây dựng, triển khai mô hình trình diễn để hội viên trực tiếp thực hành các tiến bộ kỹ thuật được học, có sự giám sát, giúp đỡ của cán bộ Hội Nông dân, cán bộ chuyên môn của dự án để nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Ông Đào Huy Hùng, tổ 1, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, chia sẻ: Từ sau khi được cán bộ Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, gia đình ông đã triển khai mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo đã duy trì tạo công ăn việc làm cho 10-15 lao động với mức thu nhập từ 3 - 6 triệu/ người tháng. Trừ chi phí sản xuất, chi phí công nhân, mỗi năm môi hình nấm đông trùng hạ thảo đã giúp ông thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ năm.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Một số nơi trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần giảm sức lao động, giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO