Điện Biên: Đối thoại với thanh niên - Nóng vấn đề việc làm và hỗ trợ vốn thanh niên khởi nghiệp

Trần Hương | 26/10/2022, 15:59

(TN&MT) - Sáng ngày 26/10/2022, tỉnh Điện Biên tổ chức đối thoại giữa Chủ tịch UBND với thanh niên tỉnh năm 2022.

Tại Hội nghị có 15 lượt ý kiến, tại 11 điểm cầu của các huyện, thị, thành phố đặt ra 05 nhóm vấn đề được trao đổi với lãnh đạo tỉnh và các cơ quan sở, ngành, gồm: Nhóm vấn đề về chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, tìm kiếm cơ hội việc làm cho thanh niên (05 ý kiến); nhóm vấn đề hỗ trợ tìm việc làm, tạo việc làm, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên, tập huấn kiến thức kỹ năng và định hướng ngành nghề đào tạo cho thanh niên khởi nghiệp (3 ý kiến); nhóm vấn đề chính sách ưu tiên trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức. Chính sách thu hút người có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sỹ) về công tác tại tỉnh. Chế độ chính sách đối với chức danh Bí thư chi đoàn thôn, bản, tổ dân phố (3 ý kiến); nhóm vấn đề hỗ trợ vốn, cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; nhóm ý kiến về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số đối với lực lượng thanh niên trên địa bàn tỉnh (2 ý kiến).

Đối với nhóm vấn đề việc làm cho thanh niên không phải đi làm ăn xa. Bí thư Huyện đoàn, điểm cầu huyện Mường Ảng, Ngô Thị Hải Yến, phát vấn: Hiện nay, nhu cầu việc làm của thanh niên trên địa bàn tỉnh rất lớn. Để đoàn viên thanh niên có việc làm ổn định và hoạt động Đoàn của tỉnh có hiệu quả, rất mong trong thời gian tới, tỉnh có chính sách thu hút đầu tư, mở các khu công nghiệp đào tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên không phải đi làm ăn xa.

z3830649934110_ba3a13aaf7c957dc1b391477dbd0f3a3.jpg

Các thanh niên các điểm cầu và tại Hội nghị trao đổi sôi nổi thẳng thắn về các vấn đề việc làm, vốn, chính sách…

Lò Văn Thắng, Bí thư Đoàn xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông hỏi: Hiện nay, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh một phần đi làm ăn xa, phần còn lại ở nhà làm nông nghiệp nhỏ lẻ tại địa phương. Tuy nhiên, mức độ thu nhập không ổn định do trình độ thấp không nên, không vào làm tại các công ty mà chỉ được làm ngoài không có hợp đồng lao động, không biết áp dụng khoa học kỹ thuật, chưa có sự định hướng cụ thể… Vì vậy, thu nhập thấp, cuộc sống không ổn định. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, gắn bó với nông thôn, tạo công ăn việc làm tại địa phương nhằm mục đích ổn định và nâng cao thu nhập và gắn với sinh kế lâu dài còn rất hạn chế. Trước thực tế đó, đề nghị UBND tỉnh có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đại diện điểm cầu TP. Điện Biên Phủ, Bí thư Thành đoàn Mai Thị Kháng, hỏi: Hiện nay, thanh niên rất mong muốn sau khi học xong đại học có thể quay về tỉnh nhà để công tác cống hiến. Lẽ đó, các đoàn viên thanh niên muốn biết xu hướng phát triển của tỉnh Điện Biên trong thời gian tới để sau khi đoàn viên tốt nghiệp THPT có thể lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp, có cơ hội việc làm tại địa phương, không phải đi làm ăn xa.

z3830499588197_4f6b2f212c3e9b8151f6dde3919bf177(1).jpg
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại Hội nghị

Trả lời thanh niên vấn đề này, ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Điện Biên cho biết: Trong nhóm vấn đề các bạn hỏi có nội dung liên quan đến thu hút đầu tư khu công nghiệp và định hướng chính sách thu hút đầu tư, liên quan đến thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên. Cùng với đó là cơ hội việc làm cho thanh niên. Thực tế, hiện nay tỉnh Điện Biên có 8 khu công nghiệp nhỏ, cũng đã thu hút một lượng thanh niên tham gia lao động tại những khu công nghiệp này. Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất của Điện Biên hiện nay là hệ thống giao thông, đây là rào cản lớn nhất khiến cho các nhà đầu tư không chọn Điện Biên để mở các khu công nghiệp, công nghiệp cao. Song trong tương lai, Điện Biên đang triển khai hạ tầng giao thông mạnh mẽ, cụ thể nâng cấp mở rộng sân bay, lộ trình mở đường cao tốc. Ngoài ra, tỉnh đã có định hướng phát triển ngành nông nghiệp và du lịch là 2 ngành trọng yếu, mũi nhọn của tỉnh. Sau khi nút thắt giao thông được khai mở, thì cơ hội thu hút đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sẽ có nhiều bước đột phá. Và đó cũng là cơ hội việc làm cho các thanh niên, đặc biệt những thanh niên có trình độ, có kỹ thuật sản xuất, có kiến thức chuyên môn trong 2 lĩnh vực kể trên.

z3830499003270_a82e470dea3478d4b0bb9b7104c7edcd(1).jpg

Ông Đặng Thành Huy, Bí Thư tỉnh Đoàn tỉnh Điện Biên 

Nhóm vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên là người DTTS, sau khi được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp. Trả lời vấn đề này, ông Trịnh Hoàng Thắng, Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: Thời gian qua, công tác tuyển dụng được thực hiện theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh, đào tạo nguồn là để phục vụ nhu cầu xã hội, nếu chỉ ở Điện Biên thì đến một giai đoạn nào đó cũng sẽ bão hòa, hết nhu cầu tuyển dụng. Đặc biệt, đối với khối cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ trình Chính phủ để ban hành.

Ngoài những vấn đề về giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn cho thanh niên, đều được thanh niên tại các điểm cầu và hội trường trao đổi thẳng thắn. Đại diện các sở ngành, UBND tỉnh Điện Biên nhìn nhận đánh giá thẳng thắn, trên tinh thần trách nhiệm.

Kết luận Hội nghị, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, nhấn mạnh: Biểu dương tinh thần của các đoàn viên thanh niên đã thẳng thắn trao đổi những tâm tư, nguyện vọng... Các sở, ngành và ý kiến của lãnh đạo tĩnh cũng đã giải đáp, thảo luận thẳng thắn những kiến nghị của các thanh niên, làm rõ phần nào những trăn trở của các bạn. Tuy nhiên, có những vấn đề cần phải có thời gian, phải có lộ trình mới có thể giải quyết được. Song, nhìn chung tỉnh đều có định hướng đã được xây dựng và đưa vào chương trình hành động, vào Nghị quyết Đảng bộ tỉnh.

z3830500068096_babb519059f664b0fe198c79a31f4815.jpg

Quang cảnh Hội nghị

Qua đây, tôi mong muốn các cấp chính quyền cơ sở, quan tâm hơn nữa chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đến lực lượng thanh niên, đặc biệt là những thanh niên vùng sâu vùng xa… Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh giải quyết những kiến nghị, vướng mắc của thanh niên. Đặc biệt, đối với những mô hình kinh tế… để kịp thời tư vấn, tháo gỡ, giúp đỡ những người trẻ trên con đường lập nghiệp.

Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp, tuyên truyền, định hướng đoàn viên thanh niên sống có hoài bão, có ước mơ, huy động lực lượng tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội xây dựng quê hương bản, làng, dám nghĩ, dám làm, không ngừng học tập nâng cao năng lực, tay nghề, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đặc biệt, tham gia vào các chương trình dự án lớn của tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch là lực lượng nòng cốt cung cấp nguồn lực cho xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO