đất di tích

Điện Biên: Đất di tích đặc biệt quốc gia cho thuê nhếch nhác, bẩn thỉu, cỏ mọc um tùm
(TN&MT) - Diện tích đất gần 1,4ha, tại khu vực Hầm đờ - cát nằm trong địa giới khoanh vùng đất di tích đặc biệt quốc gia được UBND tỉnh Điện Biên giao cho Sở VHTT&DL quản lí. Nhưng từ lâu đơn vị này đã cho hộ dân thuê đất để trồng cây cảnh và dựng nhà tạm nuôi gà, thả chó trông coi vườn, khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu và rất phản cảm, xung quanh cây cối, cỏ mọc um tùm. Nếu không tìm hiểu và quan tâm thì rất ít người biết đây chính là khu đất thuộc di tích đặc biệt quốc gia.
  • Nghệ An: Xây chùa trên đất Di tích lịch sử Quốc gia
    (TN&MT) - Mặc dù chưa được cấp phép nhưng UBND xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đã đồng ý cho một doanh nghiệp xây dựng chùa Linh Sâm. Điều đáng nói, ngôi chùa này được dựng ngay trong khu vực di tích Đền Hữu (đền thờ võ tướng Nguyễn Cảnh Hoan – người có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ 16).  Khu vực đền Hữu đã được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 2009).
  • Điện Biên: 19 hộ dân sinh sống trong đất di tích Mường Phăng
    (TN&MT) – Hiên nay, 19 hộ dân xã Mường Phăng, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đang sinh sống trên diện tích đất đã quy hoạch là đất di tích lịch sử thuộc quần thể Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ - Khu di tích Mường Phăng. Chính vì vậy, chính quyền xã Mường Phăng rất khó khăn trong công tác quản lý đất di tích vì nhu cầu cuộc sống của người dân.  
  • Lạng Sơn: Buông lỏng quản lý, đất di tích bị xâm hại
    (TN&MT) – Tỉnh Lạng Sơn hiện có 123 di tích đã xếp hạng, trong đó có 1 khu di tích quốc gia đặc biệt, 27 di tích cấp quốc gia và 95 di tích cấp tỉnh. Qua kiểm tra, rà soát cho thấy, có tới 32 điểm, khu di tích đã bị xâm hại, lấn chiếm, chủ yếu là chiếm dụng mặt bằng, không gian cảnh quan, hành lang bảo vệ di tích; Cơi nới, xây dựng công trình, nhà ở, dựng lều, quán buôn bán trong khu vực di tích.
  • TP. Huế: Người dân đồng lòng muốn di dời ra khỏi đất di tích
    (TN&MT) - Cuộc sống khó khăn, nhếch nhác, ô nhiễm… trong Kinh thành hàng chục năm qua khiến người dân Cố đô Huế luôn mong muốn dời ra nơi ở mới, bởi an cư thì mới lạc nghiệp. Trước thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện phương án di dời khoảng 4.200 hộ, nhiều người không khỏi mừng vui...
  • TP. Huế: Di dời hơn 4.000 hộ dân ra khỏi vùng đất di tích
    (TN&MT) - Hàng nghìn hộ dân xung quanh Kinh thành Huế đang sống trong những ngôi nhà ở dột nát, xuống cấp, môi trường sống không đảm bảo do ô nhiễm. Hầu hết họ đều hộ nghèo, không giấy tờ và đều thuộc diện di dời, giải toả nhưng vì nhiều vấn đề nên các cơ quan chức năng vẫn chậm xử lý...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO