Yên Dũng – Bắc Giang: Lợi dụng cải tạo ao, hồ để khai thác đất sét trái phép
14/06/2018, 06:16
(TN&MT) – Thời gian qua, người dân xã Yên Lư, huyện Yên Dũng liên tục phản ánh về tình trạng người dân ngang nhiên lợi dụng cải tạo ao, hồ để khai thác đất sét...
(TN&MT) – Thời gian qua, người dân xã Yên Lư, huyện Yên Dũng liên tục phản ánh về tình trạng lợi dụng cải tạo ao, hồ để khai thác đất sét trái phép. Đáng nói hơn, tình trạng khai thác diễn ra công khai nhưng chính quyền địa phương lại thiếu kiên quyết, hời hợt kiểm tra, xử lý càng khiến cho người dân thêm bức xúc.
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của một số người dân cho biết, thời gian gần đây, tại khu vực xã thôn Yên Tập Bắc, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đang xảy ra tình trạng khai thác đất sét rầm rộ và ồ ạt để bán cho doanh nghiệp ngoài địa bàn hoặc các lò gạch quanh khu vực khiến người dân bức xúc.
Chia sẻ với PV, một người dân sống gần khu vực khai thác cho biết, hộ gia đình ông Nguyễn Thái Học ở thôn Yên Tập Bắc đã lợi dụng cải tạo ao nuôi trồng thủy sản để khai thác hàng trăm, hàng nghìn m3 đất sét. Số đất sét này sau đó được tập kết tại cửa nhà ông Học và khả năng sẽ bán dần cho các lò gạch trên địa bàn.
Hộ ông Học đã lợi dụng cải tạo ao để khai thác đất sét khiến người dân địa phương bức xúc
Không những vậy, người dân nơi đây còn bức xúc hơn khi hàng ngày rất nhiều xe ô tô trọng tải lớn chở đất cày nát cả tuyến đường đê khiến cho mặt đê toàn những thùng vũng, gập ghềnh ô trâu, ổ bò.
Theo tìm hiểu của PV, hộ gia đình ông Học đã mua đất hai lúa của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tý. Lấy danh nghĩa nạo vét, đắp bờ để cải tạo ao nhưng thực chất hộ ông Học đã múc sâu vào đất nông nghiệp khoảng 2 sào.
"Để che mắt cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, hộ gia đình ông Học không chở đất sét đi ngay mà dùng một xe tải nhỏ chở về trước cửa nhà, sau đó mới bán đi", một người dân cho biết.
Theo phản ánh, tình trạng khai thác đất sét đã diễn ra khá lâu, những hố to đã được múc đất rộng hàng trăm mét, sâu vài mét ở quanh khu vực nhà ông Học. Đất được chở đi bằng những chiếc xe tải lớn, gần khu vực cũng là nơi chứa đất sét, được dồn thành đống lớn, có trữ lượng hàng trăm, hàng nghìn m3.
Hậu quả của khai thác đất sét là những thùng vũng rất lớn
Một người dân khác cho biết, việc ô tô chạy qua tuyến đường đê của xã cùng với tần suất hoạt động nhiều khiến tuyến đê bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều lần người dân có phản ánh tới chính quyền nhưng rồi người ta chỉ hứa cho qua chuyện rồi lại tiếp tục.
Để làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Thước – Chủ tịch UBND xã Yên Lư thì ông Thước thừa nhận là hộ ông Học đã tự ý cải tạo ao khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Kỳ lạ hơn, ông Thước còn “biện hộ” cho việc cải tạo ao để lấy đất sét nhà ông Học là lấy đất để đắp bờ ao chứ không phải lấy để bán ra ngoài (?).
Khi PV “truy” tiếp về việc ông Học tập kết hàng trăm, hàng nghìn m3 đất sét tại nhà thì vị này phân trần đã cử cán bộ xã xuống canh 24/24 để giám sát số đất sét này.
Đất sét được tập kết tại nhà ông Học và lạnh đạo xã Yên Lư phải cử người túc trực 24/24 để canh?
Theo tìm hiểu của PV, ngày 22/05, UBND xã Yên Lư đã ra QĐ số 58/QĐ-UBND xã về việc thành lập tổ tuần tra, xử lý ATGT đối với xe công nông, xe tự chế vi phạm tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn xã. Theo đó, lực lượng công an xã được huy động từ ngày 23/05 tới 08/06/2018 với mục đích ngăn chặn tình trạng đào bới đất sét trên địa bàn.
Vậy, sau ngày 08/06 nếu không còn cán bộ túc trực 24/24 để canh số đất sét tại nhà ông Học thì liệu rằng số đất sét này có bị bán ra ngoài để thu lợi bất chính hay không. Dư luận đặt ra câu hỏi là phải chăng việc UBND xã Yên Lư ra văn bản như vậy nhắm chống chế và cho có để “lòe” người dân và chính quyền cấp trên hay không (?!).
Quyết định của Chủ tịch xã Yên Lư liệu rằng có ngăn chặn được tình trạng "ăn cắp" khoáng sản hay không?
Trước sự việc trên, PV đã liên hệ qua điện thoại để phản ánh sự việc trên với ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng và lãnh đạo phòng Tài nguyên và môi trường huyện. Tuy nhiên, lãnh đạo của huyện Yên Dũng không nghe máy và cũng không thấy phản hồi lại.
Trao đổi với PV, ông Ngô Trí Dũng – Trưởng phòng Khoáng sản thuộc Sở TN&MT Bắc Giang cho biết sẽ cử cán bộ kiểm tra ngay và sẽ phản hồi lại thông tin cho phóng viên. Bên cạnh đó, ông Dũng cho biết sẽ đề nghị Phòng TN&MT huyện Yên Dũng báo cáo để nắm bắt thêm thông tin.
Nhận định về tình trạng buông lỏng quản lý để tài nguyên đất bị khai thác, Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh cho rằng đây là một hình thức “ăn cắp” tài nguyên khoáng sản tinh vi, với hình thức công khai và biết cách “lách luật”, bất chấp Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên, khoáng sản. Bằng các chiêu trò của mình, các đối tượng đã công nhiên tận thu khai thác khoáng sản trái phép.
"Trách nhiệm ở đây là phải kể đến là lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng, Phòng TN&MT huyện Yên Dũng khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trá hình diễn ra. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể thì mới xác định được vai trò quản lý Nhà nước cũng như tính thượng tôn của pháp luật”, Luật sư Diện nhấn mạnh.
(TN&MT) - Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp ở khu vực Bến Than (thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam) đang bị chiếm hữu và sử dụng sai mục đích vào việc xây dựng trạm...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của ông Cao Xuân Thuỷ, thôn 4, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, phản ánh UBND xã Hoàng Hoa, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Tam Dương xác định sai nguồn gốc đất dẫn đến gia đình ông không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD đất) trên 2 thửa đất gia đình đã quản lý, sử dụng ổn định từ năm 1988 đến nay.
Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải loạt bài viết liên quan nhà tầng “mọc” trên vỉa hè ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), chính quyền đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo và điều chỉnh lại lần 2 Giấy phép xây dựng, đồng thời hộ gia đình đã tự nguyện phá dỡ phần góc công trình để trả lại vỉa hè cho khu phố.
Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
(TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
(TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
(TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
(TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng. Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
(TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
(TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.