Yên Định (Thanh Hóa): Cán bộ địa chính bán đất “ma” cho dân?

Tuyết Trang | 08/12/2022, 22:32

Mặc dù chưa giải phóng mặt bằng, chưa quy hoạch khu dân cư, không thông qua đấu giá đất, nhưng ông Lê Văn Khang, Cán bộ địa chính thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định (Thanh Hóa) vẫn thu tiền mua đất của dân. Điều ngạc nhiên hơn là mỗi lần thu tiền của dân xong ông Khang lại xin Chủ tịch UBND thị trấn xác nhận Giấy ủy quyền để ông “đóng” hộ dân tiền mua đất để làm Giấy chứng nhận quyền sử đất. Chính “niềm tin” này đã khiến cho hàng chục hộ dân mắc bẫy khi đóng hàng trăm triệu đồng để mua đất.

Phản ánh đến Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Trịnh Trọng Trưởng, Tổ dân phố 4, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định cho biết: Ngày 6/5/2018, UBND thị trấn Quý Lộc (lúc đó đang là UBND xã Quý Lộc) chủ trương bán đất ở dọc theo Tỉnh lộ 518C, đoạn Quý Lộc- Yên Lâm. Vì gia đình đông con nên ông đã đến UBND thị trấn gặp Chủ tịch và ông Lê Văn Khang, Cán bộ địa chính xin mua 3 suất đất với chiều rộng 5m mặt đường/suất, chiều sâu 25 mét/suất (3 suất x 5= 15 mét x 25 mét) với giá 63.000.000 đồng/suất.

20221207_151607.jpg
Khu đất ông Trịnh Trọng Trưởng được ông Lê Văn Khang, Cán bộ địa chính thị trấn Quý Lộc giao mồm 

Theo thống nhất giữa gia đình ông với Chủ tịch UBND thị trấn và Cán bộ địa chính, ngày 2/7/2018, ông Trịnh Trọng Trưởng đã mang 90.000.000 đồng lên UBND thị trấn nộp cho ông Lê Văn Khang, sau đó ông tiếp tục nộp thêm 70.000.000 đồng cho ông Lê Văn Khang, tổng cộng cả 2 lần, ông Trịnh Trọng Trưởng nộp cho ông Lê Văn Khang 160.000.000 đồng. Mỗi lần nộp tiền như thế, ông Lê Văn Khang lại cấp cho ông Trịnh Trọng Trưởng 1 Giấy ủy quyền với nội dung ghi: “Gia đình tôi có mua thửa đất tại thôn 4, xã Quý Lộc. Nay do điều kiện không giao dịch được tôi ủy quyền lại cho anh Lê Văn Khang giao dịch thay…”. Toàn bộ Giấy ủy quyền trên được Chủ tịch UBND thị trấn Trịnh Đình Khoa xác nhận.

Ông Khang hứa sau khi nộp tiền vào Kho bạc thì 15 ngày sau hoặc chậm nhất 1 tháng sau ông Trưởng sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử đất. Đến hẹn, ông Trưởng đến UBND thị trấn tìm gặp ông Khang để lấy Giấy chứng nhận quyền sử đất, nhưng được ông Khang trả lời: “chờ thêm thời gian”. Sau nhiều lần lên hỏi Giấy chứng nhận quyền sử đất, nhưng vẫn chưa làm xong, ông Trịnh Đình Khoa đã cử ông Lê Văn Khang và ông Lê Văn Thủy (cùng là Cán bộ Địa chính thị trấn) dẫn ông Trịnh Trọng Trưởng ra giao đất “ngoài thực địa”, khi giao xong, ông Trưởng yêu cầu Biên Bản giao đất thì được ông Khang nói “không cần”.

Sau khi nhận đất xong, ông Trịnh Trọng Trưởng tiếp tục nhiều lần lên UBND thị trấn gặp ông Trịnh Đình Khoa, Chủ tịch UBND thị trấn và ông Lê Văn Khang, Cán bộ địa chính để lấy Biên lai nộp tiền vào Kho bạc và lấy Giấy chứng nhận quyền sử đất thì được trả lời: chờ (!?). Biết mình bị lừa, ông Trịnh Trọng Trưởng đã nhiều lần gửi đơn lên UBND thị trấn Quý Lộc và UBND huyện Yên Định đề nghị giải quyết.

incollage_20221208_201811163.jpg
Mỗi khi nộp tiền mua đất ông Trưởng lại được cán bộ Địa chính giao cho 1 Giấy ủy quyền có xác nhận của Chủ tịch UBND thị trấn Quý Lộc

Ngày 13/12/2021, Chủ tịch UBND huyện Yên Định có Công văn số 4078/UBND-VP về việc chuyển đơn đề nghị UBND thị trấn Quý Lộc giải quyết việc ông Trịnh Trọng Trưởng. Đến ngày 6/01/2022, UBND thị trấn Quý Lộc có Báo cáo số 02/BC-UBND gửi UBND huyện Yên Định. Báo cáo nêu rõ: Tại buổi làm việc ông Khang trình bày: Năm 2018, ông Trưởng có ủy quyền cho ông đi ký hồ sơ đấu giá quyền sử đất, nhưng lúc đó khu đất này chưa GPMB nên chưa đấu giá được, vì vậy từ đó cho đến nay ông Khang chưa thực hiện được việc ủy quyền đối với ông Trưởng…

Quá bức xúc với việc trả lời của UBND thị trấn Quý Lộc, ngày 26/5/2022, ông Trịnh Trọng Trưởng đã gặp ông Nguyễn Xuân Tùng, Bí thư Đảng ủy thị trấn Quý Lộc đề nghị giải quyết. Để “xoa dịu” ông Trưởng, ông Lê Văn Khang đã lập khống bộ hồ sơ chuyển nhượng đất với nội dung: Ông Lê Văn Khang, chuyển nhượng cho ông Trịnh Trọng Trưởng thửa đất 1199, tờ bản đồ số 7 và hẹn 60 ngày sau sẽ hoàn thành thủ tục. Sau đó, ông Khang đề nghị ông Trưởng trả lại Giấy ủy quyền gốc cho ông Khang. Nhưng ông Trưởng không nghe và nói khi nào có Giấy chứng nhận quyền sử đất thì ông mới trả lại, Đúng thời gian như đã hẹn, ông Trưởng nhiều lần lên UBND thị trấn và gọi điện thoại cho ông Khang nhưng không gặp được ông Khang.

Trao đổi với Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Trịnh Đình Khoa, Chủ tịch UBND thị trấn Quý Lộc cho biết: Việc ông Trịnh Trọng Trưởng ủy quyền cho ông Lê Văn Khang nộp tiền đất là quan hệ cá nhân, với lại vào thời điểm đó mặt bằng Tỉnh lộ 518C đường Quý Lộc- Yên Lâm chưa giải phóng mặt bằng, không được quy hoạch mặt bằng thì là gì mà bán được?.

Nhưng khi được hỏi: Vì sao Chủ tịch UBND thị trấn biết chưa giải phóng mặt bằng, đồng nghĩa là chưa giao đất được, với lại nếu giao thì phải tổ chức đấu giá, nhưng ông vẫn ký giấy ủy quyền giữa ông Khang và ông Trưởng?. Thì được ông Trịnh Đình Khoa trả lời: Vào thời điểm đó ông rất bận, anh em đưa hồ sơ là tôi ký thôi, cũng chẳng để ý gì (!?) và ông Khoa cũng cho biết thêm, ngày 25/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Định đã có Quyết định số 4341/QĐ-UBND về việc lập Đoàn thanh tra về việc quản lý, sử dụng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất ở thị trấn Quý Lộc trong thời hạn 20 ngày.

Sự việc đã diễn ra nhiều năm nay, rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định cần khẩn trương vào cuộc điều tra làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm minh nhũng tập thể, cá nhân chỉ vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm pháp luật, trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO