Yên Bái: Trồng cây lanh, dệt thổ cẩm đang được bảo tồn và phát triển

Thanh Ngà | 26/02/2020, 11:26

(TN&MT) - Phụ nữ trồng cây lanh, dệt thổ cẩm đó là một nghề độc đáo và truyền đời của đồng bào người người Mông vùng Tây Bắc nói chung và của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói riêng, đó vẫn luôn là mạch ngầm quý trong không gian văn hóa nơi đây.

Khi lúa trên nương đã vào kho, ngô trên núi đã đưa về nhà cũng là lúc phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi may váy, thêu hoa… Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành đều biết se lanh thành sợi để dệt vải, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Khi phụ nữ người Mông đi lấy chồng phải tự tay may cho mình một chiếc váy để mặc trong ngày cưới. Việc se lanh, dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức của chị em phụ nữ. 

Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh là phụ nữ người Mông cũng có thể ngồi may vá, thêu hoa

Trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã tuyên truyền vận động đồng bào người Mông bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Đến năm 2019, UBND tỉnh Yên Bái đã cấp bằng công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Làng nghề dệt thổ cẩm hiện có 35 hội viên phụ nữ tham gia, những sản phẩm này được đưa bán ra thị trường và phục vụ cho khách du lịch khi tới huyện.

Chị Lý Thị Ninh - Tổ trưởng làng nghề chia sẻ: Hiện nay các thành viên trong làng nghề sẽ được nhận nguyên liệu về nhà để tự làm, thường làm những lúc nông nhàn. Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm, hay bộ trang phục độc đáo phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay những người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.

Nghề dệt thổ cẩm của người Mông huyện Mù Cang Chải đang được bảo tồn và phát triển

Hàng năm, cứ đến tháng 3 - 4, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7 - 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi; sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm. Sau đó, bà con đem luộc, đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang ra phơi nắng cho khô, rồi chia sợi và mang vào dệt. Sau đó dùng bút và sáp ong để vẽ hoa văn.

Chị Ninh cũng cho biết thêm, để hoàn thiện một bộ trang phục hoàn chỉnh phải mất rất nhiều thời gian, nếu làm thường xuyên chỉ sẽ mất khoảng 5 tháng, nếu không phải cả năm mới xong một bộ váy.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Trung bình mỗi bộ quần áo bán với giá tầm 7-8 triệu đồng, bộ nào sắc nét thì khoảng hơn 10 triệu đồng. Trừ chi phí mỗi tháng chị em phụ nữ có thêm thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng đối với người thường xuyên làm, còn những người nào làm vào lúc rảnh thì từ 2-3 triệu đồng.

Những tấm vải này đều được phụ nữ Mông tự tay dệt và vẽ hoa văn

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải chỉ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng. Ngày nay, những sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn quàng, túi… đã trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Ông Sùng A Chua - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, huyện Mù Cang Chải cho biết: Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông đã có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa của người Mông. Đây cũng là một trong những sản phẩm phục vụ du lịch, tạo thu nhập cho một số phụ nữ Mông.

Các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải đã được rất nhiều du khách ưa chuộng

Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển huyện đã tạo điều kiện để làng nghề được nhận hỗ trợ từ các nguồn vốn như: Vốn ngân hàng thế giới WB hỗ trợ mua 22 chiếc máy khâu, Nhà nước hỗ trợ xây dựng một nhà xưởng với giá trị 1 tỷ đồng, Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên trong tổ về kỹ thuật thêu dệt, để tạo thành sản phẩm bán ra thị trường. Qua đó, tạo điều kiện nâng cao năng suất cũng như tăng thêm mẫu mã chất lượng sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải.

“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai các đề án hỗ trợ máy móc hiện đại, để nâng cao đào tạo, tay nghề của người thêu dệt thổ cẩm; thành lập thêm các cơ sở hợp tác xã, hộ kinh doanh về nghề này. Mở rộng diện tích trồng cây lanh xen kẽ trồng ngô tại các hộ gia đình, đầu tư thêm khung dệt thủ công của người dân để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước”, ông Sùng A Chua nói.

 

Bài liên quan
  • Thủ tướng kêu gọi đánh thức tiềm năng thổ cẩm
    (TN&MT) - Tối 14/1, tại tỉnh Đắk Nông, dự Lễ hội văn hóa thổ cẩm lần đầu tiên được tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, làm sao từ nay, một trong những món quà Thủ tướng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành tặng các nhà lãnh đạo quốc tế trong các chuyến công du chính là sản phẩm thổ cẩm…

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ bế mạc và trao thưởng Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Tối 13/5, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất đã bế mạc và trao thưởng cho các hạng mục phim đoạt giải. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao giải tại Liên hoan.
  • Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 sẽ diễn ra từ ngày 3-6/6
    (TN&MT) - Sáng 10/5, tại TP.HCM, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Họp báo giới thiệu Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023. Sự kiện quan trọng này sẽ diễn ra từ ngày 03/6 - 06/6 với nhiều điểm mới hấp dẫn, hướng tới chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng phát triển”.
  • Khai mạc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất năm 2023
    20 giờ tối ngày 9/5, tại Nhà hát Trung Vương (TP. Đà Nẵng) đã khai mạc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất năm 2023 (DANAFF I) với chủ đề “Mang Đà Nẵng đến Châu Á và mang Châu Á đến Đà Nẵng".
  • Khát vọng… cất lên từ bản
    (TN&MT) - Một bản làng xa xôi của Lai Châu đã đạt thương hiệu điểm du lịch cộng đồng  hấp dẫn nhất ASEAN. Ở đó, ngoài những gì thiên nhiên ban tặng, còn có những con người biết vươn lên từ số phận, biết gắn kết cộng đồng để cùng nhau thoát nghèo bền vững… Đặc sản "tinh thần" của họ là nghị lực con người, nghị lực tập thể mà khó ở nơi đâu có được...
  • Lai Châu: Chú trọng liên kết hợp tác du lịch
    (TN&MT) - Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành của ngành Du lịch Lai Châu là một trong những hướng đi bền vững, nhằm kích cầu ngành du lịch của địa phương.
  • TP Đồng Hới: Tưng bừng Lễ hội đường phố và Lễ hội chèo cạn-múa bông
    (TN&MT)  -Nằm trong chuỗi các hoạt động “Tuần Văn hóa-Du lịch Đồng Hới năm 2023”, chiều tối 28/4, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ hội đường phố và Lễ hội chèo cạn-múa bông với nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật độc đáo.
  • Thanh Hóa: Khai mạc "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An" năm 2023
    Nhân kỷ niệm 62 năm ngày kết nghĩa giữa TP. Thanh Hóa – TP. Hội An, tối ngày 27/4/2023, tại Công viên Hội An; Thành ủy, HĐND, UBND TP. Thanh Hoá đã tổ chức lễ khai mạc “Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An” năm 2023.
  • Người dân Mê Linh dâng hương kỷ niệm 1980 năm Ngày giỗ Hai Bà Trưng
    (TN&MT) - Ngày 27-4 (tức ngày 8 tháng Ba năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội đông đảo tầng lớp nhân dân huyện Mê Linh đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 1980 năm Ngày giỗ Hai Bà Trưng (43 - 2023).
  • Lào Cai: Ngày hội sách “Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”
    (TN&MT) - Ngày 20/4, UBND tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh với chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”.
  • Cần Thơ: Khai mạc Hội sách lần thứ IV năm 2023
    (TN&MT) - Ngày 20/4, tại Thư viện TP. Cần Thơ, Sở Thông tin và Truyền thông  TP. Cần Thơ đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thành đoàn Cần Thơ tổ chức khai mạc Hội sách TP. Cần Thơ lần thứ IV năm 2023 và Triển lãm sách chuyên đề “Cần Thơ với bản sắc văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên,... đến tham quan, trải nghiệm.
  • Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Nhất sẽ được tổ chức từ ngày 9 - 13/5/2023
    Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Nhất 2023 (Da Nang Asian Film Festival – DANAFF I) sẽ được tổ chức từ ngày 9 - 13/5/2023 do UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng cùng các Sở ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Hới 2023
    (TN&MT) - Được tổ chức từ ngày 25/4-1/5/2023, “Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm 2023" có nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí độc đáo, ấn tượng, hứa hẹn làm vừa lòng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
  • Bắc Ninh: Tổ chức lễ khai mạc ngày sách và văn hóa đọc năm 2023
    Sáng 14/4, tại khu vực Công viên Hồ Điều hòa Văn Miếu (thành phố Bắc Ninh) diễn ra lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh năm 2023. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh năm 2023 với chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO