Dân tộc thiểu số

Yên Bái: Sức mạnh đoàn kết dân tộc là động lực phát triển kinh tế

Thanh Ngà (thực hiện) 16:35 26/10/2023

(TN&MT) – Trong thời gian qua, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tích cực tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nhằm xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Xung quanh vấn đề này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với bà Nông Thị Kim Cúc – Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái.

img_1521.jpg
Bà Nông Thị Kim Cúc – Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái

PV: Thưa bà! Trong thời gian qua, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái (MTTQ) đã có hoạt động cụ thể ra sao để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc, tôn giáo, phát huy được vai trò người có uy tín trong cộng đồng?

Tỉnh Yên Bái là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em với dân số đến thời điểm hiện tại gần 85 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%.

Bà Nông Thị Kim Cúc: Trong thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chương trình hành động của Tỉnh ủy về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, luôn chú trọng cải tiến, nâng cao về chất lượng hình thức và nội dung tuyên truyền; tạo hiệu ứng và sức lan tỏa trong tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đặc biệt, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, phối hợp tạo điều kiện, động viên đồng bào các dân tộc, tôn giáo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định của pháp luật. Chủ động đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chăm lo và xem xét giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tín đồ các tôn giáo; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.

Tổ chức 47 cuộc tiếp xúc, thăm hỏi, tặng 1.133 suất quà động viên, chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân các dịp lễ trọng. Phối hợp với Ban trị sự Phật giáo các cấp tiếp tục triển khai phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến - chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022”. Vận động tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, sống tốt đời đẹp đạo”.

Công tác dân tộc được chú trọng, MTTQ các cấp đã tham mưu cho cấp ủy ban hành các văn bản, kế hoạch, tổ chức 66 cuộc tiếp xúc, thăm hỏi, tặng 1.706 suất quà cho người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy vai trò của người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng.

Hằng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp tổ chức nhiều đợt kiểm tra, nắm tình hình, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phối hợp với huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu tổ chức 4 hội nghị gặp mặt các già làng, trưởng dòng họ và người có uy tín trong cộng đồng nhằm phát huy vai trò của các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động.

PV: Với những nỗ lực của MTTQ trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc đã mang lại kết quả ra sao, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới? Thưa bà!

Bà Nông Thị Kim Cúc: Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ chủ trương xây dựng nông thôn mới. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành thành tích trong thực hiện chương trình, đặc biệt là các hộ gia đình tự nguyện đóng góp ngày công, dịch rào, hiến đất, cây cối, hoa màu, công trình, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, nhất là hạ tầng giao thông.

Kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay có gần 13.500 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất phục vụ xây dựng nông thôn mới với tổng diện tích hiến đất trên 1,8 triệu mét vuông, trị giá quy đổi trên 623 tỷ đồng; tham gia hàng trăm nghìn ngày công cho công tác xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi; nhiều địa phương đã tự nguyện giải phòng mặt bằng chờ nhà nước đầu tư xây dựng công trình thay bằng việc chờ hỗ trợ đền bù mới giải phóng mặt bằng như trước đây. Qua đó, góp phần đưa Yên Bái trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

z4214101560027_c217a6e0478d10c724a0e8c8d01313f9-1-.jpg
Người dân tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ chủ trương xây dựng nông thôn mới.

PV: Thưa bà, được biết trong công tác an sinh xã hội và phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng và vai trò của MTTQ là rất lớn, bà có thể nói rõ hơn vai trò của mình trong hoạt động này?

Bà Nông Thị Kim Cúc: Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực xã hội hóa từ các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong giai đoạn 2021 - 2023, quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh tiếp nhận trên 40,2 tỷ đồng; hàng trăm nghìn xuất quà ủng hộ người nghèo; hàng trăm công trình, phần việc lớn, nhỏ phục vụ cuộc sống của người dân và các em học sinh vùng cao, các cháu mồ côi...

Ngoài ra, từ nguồn quỹ khác đã kịp thời phân bổ làm mới trên 2.000 căn nhà, sửa chữa hàng trăm ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng. Cùng với đó đã vận động nhân dân đóng góp hàng trăm nghìn ngày công lao động giúp đỡ các hộ nghèo làm nhà; kịp thời phân phối số quà ủng hộ đến các đối tượng thụ hưởng.

Trong giai đoạn đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cũng là thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn biễn rất phức tạp. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy tốt vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế; vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia và ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh với phương châm chủ động, thiết thực, hiệu quả và an toàn nhất.

Qua đó, đã phát hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn; MTTQ đã kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và phân bổ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng và nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu có giá trị khác.

PV: Vậy trong thời gian tới Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái cần làm gì để tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong sự phát triển chung của tỉnh? Thưa bà!

Bà Nông Thị Kim Cúc: Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã đề ra.

Trong thời gian tới, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ và tổ chức thành viên, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ chủ trì phát động. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết đại hội XIX đảng bộ tỉnh Yên Bái đề ra.

Yên Bái luôn quán triệt và thực hiện hiệu quả chính
sách dân tộc phù hợp với thực tiễn của địa phương, đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp đồng bào các dân tộc khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết, đề án, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kết hợp với tích cực tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; ưu tiên bố trí trên 12.000 tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng cao của tỉnh đã có bước phát triển tích cực, khởi sắc từng ngày.

(Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ tháng 9/2023)

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO