Yên Bái: Hơn 7.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ về thiên tai

Thanh Ngà | 05/08/2021, 21:56

(TN&MT) - Theo rà soát của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn trên 7.100 hộ gia đình sống ở vùng có nguy cơ về thiên tai.

Nhiều khu vực tại Yên Bái đang đối diện với nguy cơ sạt lở

Trong đó, trên 3.900 hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất, sạt lở ta luy; 60 hộ ở khu vực nguy cơ sạt lở bờ sông; trên 760 hộ sống trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét; gần 1.900 hộ sống trong vùng nguy cơ ngập úng, ngập lụt; 3 hộ nguy cơ vùng hạ du hồ đập và 510 hộ nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất.

Dự báo những tháng cuối năm tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, nguy cơ mưa to, mưa đá kèm theo dông lốc, cháy rừng, lũ lụt, sạt lở đất vẫn tiềm ẩn khó lường.

Để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và người dân nâng cao ý thức phòng chống thiên tai; chủ động rà soát, điều chỉnh bổ sung phương an ứng phó thiên tai theo từng cấp độ; tiếp tục củng cố toàn bộ trang bị, phương tiện phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn hiện có; tăng cường theo dõi nắm tình hình thời tiết.

Đồng thời, chú trọng công tác huấn luyện nâng cao kỹ năng thực hành tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ và lực lượng dân quân ở các xã, phường, thị trấn và các đơn vị tự vệ; tổ chức ứng trực phòng chống thiên tai với chế độ 24/24h.

Bài liên quan
  • Cần sửa đổi, bổ sung tiêu chí và phân định miền núi, vùng cao
    (TN&MT) - Chiều 17/8, tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đề nghị Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tiếp tục phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổng kết đánh giá toàn diện, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân định miền núi, vùng cao làm cơ sở thống nhất, đồng bộ thực hiện chính sách pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Ngày 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi họp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án “Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn”.
  • Bình Định: Tưng bừng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi
    Tối 16/6, tại thị trấn Vĩnh Thạnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Định lần thứ 16 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Ðịnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững đất nước” từ ngày 16 đến ngày 18/6/2022.
  • Lấy ý kiến thay thế 2 Nghị định về tôn giáo, tín ngưỡng
    (TN&MT) - Đầu tháng 6/2022, tại Trụ sở Ban Tôn giáo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo hai nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số 162).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO