Phát triển bền vững

Yên Bái: Hơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy hiểm

Hải Đăng 17:34 29/09/2023

Hơn 70% số xã với hơn 50% tổng diện tích tỉnh Yên Báo có nguy cơ trượt lở đất đá ở mức cao và rất cao. Việc đánh giá hiện trạng và xây dựng được bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai.

Năm 2016, sau khi hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” tại tỉnh Yên Bái, Bộ TN&MT đã chuyển giao và hướng dẫn cho địa phương sử dụng bộ bản đồ này.

* Xác định 5 mức độ nguy cơ trượt lở đất đá

Theo Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, nản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Yên Bái (bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 179 đơn vị hành chính cấp xã) được thành lập với 5 mức độ nguy cơ: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Trong đó, diện phân bố của mỗi cấp phân vùng chiếm tỷ lệ như sau: nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm ~18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Yên Bái; nguy cơ trượt lở đất đá cao ~32%, nguy cơ trượt lở đất đá trung bình ~28%, nguy cơ trượt lở đất đá thấp ~4% và nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp ~18%. Do vậy, tỉnh Yên Bái được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao trong khu vực miền núi Việt Nam.

do-thi-yen-bai.jpg
Biểu đồ thống kê (km2) diện tích phân bố các phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trong từng huyện thuộc tỉnh Yên Bái

Kết quả phân vùng và đánh giá mức độ nguy cơ trượt lở đất đá cho 9 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Yên Bái cho thấy, có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao, bao gồm các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Yên; có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao, bao gồm các huyện Lục Yên, Trấn Yên và Văn Chấn; có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá trung bình, bao gồm huyện Yên Bình, TP. Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Đánh giá tổng thể ở từng khu vực theo đơn vị hành chính cấp xã thì trong số 179 xã/phường của tỉnh Yên Bái, có 53 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao, 77 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao, 42 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá trung bình, 2 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá thấp và 5 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp.

* 1/4 diện tích huyện Văn Yên nằm trong vùng nguy cơ rất cao

Vùng có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao phân bố trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng diện tích ~1.200 km2, chiếm tỷ lệ ~18% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao có diện phân bố lớn nhất ở huyện Văn Yên (~322 km2), kế đến là các huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu (~220 km2), Văn Chấn (~195 km2), Lục Yên (~122 km2), ít hơn ở các huyện Trấn Yên (~80 km2), Yên Bình (~44 km2), ít nhất ở Thành phố Yên Bái (~3 km2) và rải rác một số diện tích nhỏ ở Thị Xã Nghĩa Lộ (dưới 0.4 km2).

Riêng ở huyện Văn Yên, diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao phân bố trên huyện này đã chiếm trên 1/4 tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao của toàn tỉnh Yên Bái.

Xét trong phạm vi từng huyện, diện phân bố các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm gần 1/3 diện tích huyện Trạm Tấu, chiếm gần 1/4 diện tích huyện Văn Yên, chiếm gần 1/5 diện tích huyện Mù Cang Chải; ở các huyện khác chỉ chiếm dưới 17% diện tích mỗi huyện.

sat-lo-yen-bai-2.jpg
Sơ đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá khu vực tỉnh Yên Bái

* 32% diện tích tỉnh có nguy cơ cao về trượt lở đất đá

Vùng có nguy cơ trượt lở đất đá cao phân bố trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng diện tích ~2.200 km2, chiếm tỷ lệ ~32% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao có diện phân bố lớn nhất ở huyện Văn Yên (~572 km2), kế đến là các huyện Mù Cang Chải (~453 km2), Văn Chấn (~363 km2), Trạm Tấu (~286 km2), Lục Yên (210 km2), Trấn Yên (~180 km2), Yên Bình (~130 km2), ít nhất ở Thành phố Yên Bái (~13 km2) và Thị xã Nghĩa Lộ (~3 km2).

Riêng hai huyện Văn Yên và Mù Cang Chải, tổng diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá cao phân bố trên hai huyện này đã chiếm trên 46% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao của toàn tỉnh Yên Bái.

Xét trong phạm vi từng huyện, diện phân bố các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao chiếm tỷ lệ khá lớn trên địa bàn một số huyện trong tỉnh Yên Bái, trong đó lớn nhất là chiếm ~41% diện tích huyện Văn Yên; ~38% diện tích các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; ~26-29% diện tích các huyện Trấn Yên và Lục Yên; ~17% diện tích huyện Yên Bình; ~12% diện tích TP. Yên Bái và ~9% diện tích thị xã Nghĩa Lộ.

sat-lo-dat-o-mu-cang-chai-thang-8-2023-trong-bao.jpg
Yên Bái thường hứng chịu các trận lũ quét và sạt lở đất đá nguy hiểm (Ảnh: Sạt lở đất ở Mù Cang Chải tháng 8/2023 - ảnh: Trọng Bảo)

* Huyện Yên Bình “khá bình yên” với trượt lở đất đá

Xét ở mức độ nguy cơ thấp và rất thấp, thì huyện Yên Bình có diện tích phân bố khá lớn.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp có diện phân bố lớn nhất ở các huyện Văn Chấn (~60 km2), kế đến là các huyện Yên Bình và Lục Yên (~47-50 km2), Mù Cang Chải (~35 km2), Trấn Yên (~28 km2), Trạm Tấu (~15 km2), Văn Yên (~8 km2), Thành phố Yên Bái (~6 km2) và ít nhất ở Thị xã Nghĩa Lộ (~2 km2). Riêng hai huyện Văn Chấn và Yên Bình: tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp phân bố trên hai huyện này chiếm ~43% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp của toàn tỉnh Yên Bái.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp có diện phân bố lớn nhất ở huyện Yên Bình (~350 km2), kế đến là các huyện Lục Yên (~224 km2), Văn Yên (~200 km2), Văn Chấn (~187 km2), Trấn Yên (~155 km2), Mù Cang Chải và TP. Yên Bái (~54 km2), ít nhất ở huyện Trạm Tấu và TX. Nghĩa Lộ (~17-20 km2).

Riêng hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp phân bố trên hai huyện này chiếm ~45% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp của toàn tỉnh Yên Bái.

Bài liên quan
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Hơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy hiểm
    Hơn 70% số xã với hơn 50% tổng diện tích tỉnh Yên Báo có nguy cơ trượt lở đất đá ở mức cao và rất cao. Việc đánh giá hiện trạng và xây dựng được bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai.
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO