Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông, các địa phương chủ động ứng phó

Thanh Tùng | 21/10/2022, 21:54

(TN&MT) - Hiện, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cách đảo Lu-Dông khoảng 200km và tiếp tục mạnh thêm. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ra Công điện đề nghị các địa phương chủ động ứng phó.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 21/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 121,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 200km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.

1.gif
Hướng di chuyển của ATNĐ. ẢNh: TTDB KTTV QG

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, ATNĐ có xu hướng mạnh dần lên. Đến 19 giờ ngày 22/10, vị trí ATNĐ trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ, đi được khoảng 20km, cường độ câó 6-7, giật cấp 9.

Đến 19 giờ ngày 23/10, ATNĐ cách quẩn đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Bắc Đông Bắc, di chuyển thao hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ, đi được khoảng 20km, sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ, đi được khoảng 10-15km, cường độ ít thay đổi.

Dự báo về diễn biến và ảnh hưởng của ATNĐ đến nước ta, ông Nguyễn Hữu Thành - Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho rằng, hiện nay, khối không khí lạnh vẫn bao trùm khu vực Biển Đông, nên ít có khả năng ATNĐ phát triển thành cơn bão mạnh (trên cấp 10) trong những ngày tới.

Ông Nguyễn Hữu Thành cũng nhận định, có 2 kịch bản có thể xảy ra với ATNĐ này. Kịch bản 1 (với xác suất xảy ra khoảng 60-70%) xảy ra trong trường hợp áp thấp nhiệt đới tương tác với không khí lạnh, cường độ mạnh nhất sẽ đạt cấp 7 khi vào biển Đông; sau khi di chuyển đến khu vực quần đảo Hoàng Sa suy yếu thành vùng áp thấp. Trước mắt, cần lưu ý từ đêm 21/10, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Kịch bản 2 (xác suất xảy ra khoảng 30-40%): Khi áp thấp nhiệt đới di chuyển vào biển Đông, tương tác với không khí lạnh, mạnh lên thành bão (cường độ mạnh nhất lên cấp 8-9), sau đó duy trì cấp bão khoảng 1-2 ngày, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực huyện đảo Hoàng Sa, sau đó, tiếp tục suy yếu khi di chuyển vào sát bờ biển miền Trung.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ, giảm thiểu thiệt hại, chiều 21/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, một số Bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới được xác định từ vĩ tuyến 18,0 đến 21,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 116,0 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản tại khu nuôi trồng thủy, hải sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến ATNĐ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO