Xuân Sơn - Tiếng vọng từ lòng đất mẹ

Mỹ Bình | 24/07/2022, 17:49

Câu chuyện về các liệt sĩ Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 Sao Vàng cùng quân và dân địa phương đã anh dũng hy sinh tại đồi Xuân Sơn, thuộc các xã Ân Nghĩa, Ân Hữu, huyện Hoài Ân, các anh đã trở về đoàn tụ với đồng đội sau 56 năm nằm nguội lạnh trong lòng đất mẹ như bản anh hùng ca sống mãi cùng năm tháng.

Dấu chân sợi chỉ đỏ

Đồi Xuân Sơn vào những ngày tháng Bảy bỗng xuất hiện nhiều cơn mưa lớn bất chợp. Chúng tôi về đồi Xuân Sơn tìm dấu chỉ đỏ của câu chuyện kỳ diệu khi tìm được hài cốt các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Gò Mít sau 56 năm nằm nguội lạnh trong lòng đất mẹ.

z3588245602021_e70aa80b3f50be4426f1a0f1deec1552.jpg
 Bia di tích lịch sử chiến thắng Xuân Sơn 

Theo hồ sơ di tích, trong chiến thắng đêm 25 rạng sáng ngày 26/12/1966, tại đồi Xuân Sơn, bộ đội chủ lực Trung đoàn 12 và Trung đoàn 22 của Quân khu V đã phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân tiêu diệt 1 tiểu đoàn lính Mỹ, phá hủy 12 khẩu pháo 105 ly, diệt 600 tên địch. Tuy nhiên, dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh và từ đó nằm lại trong lòng đất tại đồi Xuân Sơn.

z3588245602022_7235d27d4641a354dd37382f597e9bbf.jpg
 Khu vực đồi Xuân Sơn nơi các anh hùng liệt sĩ hy sinh vào cuối tháng 12/1966

Đầu tháng 3/2022, từ thông tin cựu chiến binh cung cấp, Bộ CHQS tỉnh Bình Định đã phối hợp với địa phương huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm, khai quật tại Gò Mít. Nhờ đó, các lực lượng đã phát hiện được nhiều sinh phẩm của liệt sĩ còn sót lại và rất nhiều di vật gồm: võng dù, tấm tăng che võng, dây thắt lưng, dép cao su, túi cơm, túi đựng gạo, bật lửa, viết, lược chải tóc.

dsc03208.jpg
Phần mộ tập thể liệt sĩ hy sinh tại đồi Xuân Sơn 

Căn cứ vào các di vật tìm thấy cùng lời kể, tài liệu của các nhân chứng, xác định đây chính là phần di vật, hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích cứ điểm đồi Xuân Sơn (cuối tháng 12/1966). Do nhiều yếu tố lịch sử chiến tranh, vì thế đến nay bước đầu mới chỉ xác định được danh tính 60 liệt sĩ hy sinh vào cuối tháng 12/1966 tại Gò Mít, trong đó có 51 đồng chí là cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 22 thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng và quân dân chính đảng địa phương.

dsc03167.jpg
Lễ truy điệu và an táng các liệt sĩ Trung đoàn 22 (thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng

Cách đây hơn 3 tháng, Lễ truy điệu và an táng các liệt sĩ Trung đoàn 22 (thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng) cùng quân dân chính đảng địa phương đã hy sinh anh dũng tại đồi Xuân Sơn về nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân được tổ chức trọng thể với sự có mặt của người thân, đồng đội của các liệt sĩ sau hơn nữa thế kỷ xa cách.

Bà Võ Thị Tịnh (83 tuổi) ở xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vợ liệt sĩ Đỗ Ngọc Đương, nghẹn ngào nói trong nước mắt: Chồng của tôi đi chiến trường miền Nam chiến đấu năm 1962, khoảng thời gian đến lúc gia đình nhận giấy báo tử là năm 1970. Nhưng trước lúc hy sinh, chồng có về quê thăm đôi lần và đấy là lần cuối chúng tôi gặp nhau. Tôi trông chờ biết bao nhiêu năm, nhưng mãi đến hôm nay mới biết ông đã hy sinh ở Gò Mít. Cứ như một giấc mơ vậy, suốt 56 năm qua tôi không biết tin tức về chồng mình. Biết tin tìm thấy mộ tập thể, tôi gấp rút vào Bình Định thăm chồng, nhưng lại tiếp tục ứa nước mắt vì phải chia tay chồng một lần nữa để về với đất mẹ, với đồng đội.

Tìm các anh trong hình hài đất nước

Các anh hy sinh để lại một phần xương thịt trong lòng đất mẹ chỉ với ước nguyện quê hương được chấm dứt chiến tranh, đất nước được hoàn toàn giải phóng, non sông thống nhất liền một dải. Sau 56 năm nằm nguội lạnh trong lòng đất mẹ, các anh trở về đoạn tù với gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, đồng đội trong hình hài đất nước.

Giờ đây, các nhân chứng lịch sử người còn, người mất, do đó việc xác định thông tin chính xác để thực hiện việc khảo sát, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy, hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích cứ điểm Xuân Sơn vẫn còn nằm sâu dưới lòng đất lạnh chưa được tìm thấy là nỗi đau ray rứt, sự băn khoăn, trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định.

z3588245602837_6164a717de00f693ecf47638836993df.jpg
 Hình ảnh ghi lại giây phút cuối cùng các anh hy sinh tại đồi Xuân Sơn 

Đại tá Nguyễn Văn Phước, Phó Chủ nhiệm Chính trị (Bộ CHQS tỉnh Bình Định) chia sẻ: Tại Gò Mít, đồi Xuân Sơn xác định có hai hố chôn mộ tập thể liệt sĩ, nhưng đến nay các lực lượng đã tìm ra một hố và hố còn lại đang được tiếp tục xác định khoanh vùng để tìm. Nhiều khi tìm thấy các anh chỉ với khoảng cách 10cm và có lúc đào sâu đến 1m thì tìm thấy được xương, bọc võng, băng đạn và thấy hài cốt các anh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo bằng mọi giá, không kể thời gian và đền bù cho người dân cũng phải tìm được hết hài cốt liệt sĩ còn lại để đưa về truy điệu và an táng.

z3588245603033_b26943b031653886b3e25a8caf4c4198.jpg
 Công tác khai quật tìm hài cốt liệt sĩ tại đồi Xuân Sơn vẫn đang tiếp tục 

Cựu chiến binh Đặng Hà Thụy thổ lộ: Tôi dành nhiều thời gian để kết nối với các cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam để tìm mộ đồng đội. Sau đó, họ vẽ sơ đồ gửi cho tôi và chỉ rằng ở khu vực đồi Xuân Sơn đã từng làm các hố chôn tập thể quân ta bằng xe ủi. Từ đó, tôi liên hệ cơ quan chức năng để tìm kiếm, quy tập. Với tôi, hành trình tìm mộ đồng đội dù có gian khổ đến mấy cũng không được nản lòng, nếu bỏ cuộc thì chẳng khác gì bỏ rơi đồng đội của mình.

z3588245604330_da26ef71058dbf87afdb66fa92297317.jpg
 Các anh nằm lại mảnh đất Xuân Sơn đã 56 năm mới được đoàn tụ cùng gia đình, đồng chí , đồng đội 

Chia sẻ thêm với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho biết: Đến nay, UBND huyện đã làm tờ trình xin chủ trương của UBND tỉnh Bình Định cho xây dựng khu tưởng niệm tại Gò Mít, đồi Xuân Sơn với diện tích gần 2ha, gồm các hạng mục như: nhà bia, sân vườn, dựng hai bia tại hai hố chôn liệt sĩ, bãi đổ xe. Đồng thời, sẽ đầu tư con đường bê tông khoảng 1,5km từ dốc Bà Tín đến đồi Xuân Sơn.

Ông Nguyễn Hữu Khúc tâm tư: Chúng tôi tin rằng, sau khi khu tưởng niệm được hình thành, sẽ là địa chỉ đỏ để cán bộ, người dân, đặc biệt gia đình thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng cũng như trau dồi lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Dự kiến trong ngày 25/7 tới đây, UBND huyện sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm gặp mặt 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ tại Gò Mít và trao 75 suất quà cho các gia đình chính sách, có công cách mạng.

Bài liên quan
  • Bình Định: Truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ hy sinh tại Đồi Xuân Sơn
    Sáng ngày 17/4, tại Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, Tỉnh Bình Định tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích cứ điểm Đồi Xuân Sơn vào rạng sáng ngày 26/12/1966. Về dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
  • Ngành giáo dục quận Ba Đình: Đổi mới, nâng cao chất lượng, lấy học sinh làm trung tâm
    (TN&MT) - Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhờ đó, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có nhiều dấu ấn đột phá. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục là năm học được quận chú trọng triển khai các kế hoạch, hành động, xác định những mục tiêu quan trọng.
  • Quảng Bình: Chú trọng đầu tư cho giảm nghèo bền vững
    Là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước, nhưng trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn coi trọng, dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
  • Hướng dẫn quy trình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững
    (TN&MT)- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (dự án) để hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp, chủ yếu là cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
  • Ninh Thuận: Tạo việc làm cho lao động nữ vươn lên thoát nghèo
    Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Công văn số 3608/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030". Đây là bước đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, giúp nhau giảm nghèo bền vững tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
  • Vĩnh Phúc: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
    Thay vì sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu truyền thống trước đây, người dân xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Điều này đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
  • Ngân Sơn (Bắc Kạn): Sinh kế bền vững từ trồng đào
    (TN&MT) - Từng là một huyện nghèo nhất cả nước, những năm qua, người dân huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã chú trọng phát triển cây đào thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể và góp phần tăng sức hút cho kinh tế, du lịch của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO