Xu thế khí tượng thủy văn năm 2023 - những nhận định từ chuyên gia

Mai Đan | 15/01/2023, 17:12

(TN&MT) - Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia vừa tổng quan về tình hình thời tiết năm 2022 và đưa ra nhận định về xu thế KTTV năm 2023.

Năm 2022, nhiều thảm họa liên quan đến thời tiết, nước và khí hậu, lũ lụt, nắng nóng

Tại Hội nghị tổng kết thời tiết năm 2022 mới đây tại Hà Nội, ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã tổng quan về tình hình thời tiết năm 2022. Theo đó, trong năm 2022, các thảm họa liên quan đến thời tiết, nước và khí hậu, lũ lụt, nắng nóng. Đặc biệt, 8 năm qua đang trên đà trở thành 8 năm nóng nhất từng được ghi nhận, dù sự kiện La Nina kéo dài 3 năm nhưng tác động làm giảm nhiệt cũng chỉ trong thời gian ngắn và không đảo ngược được xu hướng ấm lên toàn cầu.

Ấn Độ và Pakistan chứng kiến đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng 3,4/2022. Những đợt nắng nóng kỷ lục cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 47độ tại Pinhao, Bồ Đào Nha vào ngày 14/7.

7ef44f4a810868563119.jpg

Nhà ở của người dân Pakistan bị mưa lũ giật sập. Ảnh: Reuters

Trong 3 tháng 6-8/2022, ước tính có khoảng gần 4000 ca tử vong ở Tây Ban Nha, hơn 1000 ca ở Bồ Đào Nha….

Lượng mưa kỷ lục vào tháng 7 và tháng 8 đã dẫn đến lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan. 1/3 diện tích Pakistan bị ngập lụt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và thương vong về người. Theo thống kê, có ít nhất 1700 người chết và 33 triệu người bị ảnh hưởng, 7,9 triệu người phải di dời.

Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm (TBNN), trong đó khu vực Điện Biên-Lai Châu cao hơn khoảng từ 0,5-1,0 độ; riêng khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế ở mức xấp xỉ dưới so với TBNN cùng thời kỳ.

Trong nước đã xảy ra 14 đợt nắng nóng trên diện rộng, ít hơn hẳn so với năm 2021. Nắng nóng xảy ra muộn so với TBNN ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Bộ, các khu vực còn lại nắng nóng xảy ra xấp xỉ so với TBNN. Các đợt nắng nóng năm 2022 xảy ra trong thời gian ngắn, không kéo dài.

Tổng lượng mưa khu Tây Bắc, Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ thấp hơn so với TBNN từ 5-20%, còn lại các nơi khác trên cả nước đều ở ngưỡng cao hơn từ 15-50% so với TBNN cùng thời kỳ. Mùa mưa tại Bắc Bộ kết thúc ngang TBNN, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ kết thúc muộn. Số ngày mưa vừa, mưa to trên các khu vực trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ so với TBNN.

Cả nước ghi nhận 26 đợt mưa lớn diện rộng. Tần suất xuất hiện các đợt mưa lớn tập trung nhiều nhất trong tháng 4, 9, đây cũng là hai tháng có các đợt mưa xảy ra ở nhiều khu vực trên phạm vi cả nước. So với năm 2021, số đợt mưa lớn diện rộng trong năm 2022 ở Bắc Bộ xảy ra nhiều hơn, nhưng ngược lại ở Trung Bộ và Tây Nguyên, số đợt mưa lớn diện rộng lại ít hơn. Ở Nam Bộ tương đương so với năm 2021.

Về không khí lạnh (KKL), đã có 22 đợt KKL xâm nhập xuống nước ta, trong đó có 15 đợt gió mùa Đông Bắc và 7 đợt KKL tăng cường, ít hơn so với TBNN.

Số ngày rét đậm trong tháng 1/2022 đều thấp hơn so với TBNN từ 6-8 ngày. Tháng 2 số ngày rét đậm cao hơn từ 4-7 ngày. Tháng 12 số ngày rét đậm xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ; riêng vùng núi phía Bắc Bắc số ngày rét đậm cao hơn từ 4-7 ngày.

Năm 2022, trên khu vực Biển Đông đã có 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đơi (ATNĐ), số lượng bão/ATNĐ thấp hơn TBNN (12-13 cơn, mùa bão bắt đầu muộn (28/6) và kết thúc sớm (3/11).

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Lý Sơn mạnh cấp 10, giật cấp 12. Trên đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11-13; khu vực khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Kon Tum-Gia Lai có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8.

Mùa lũ năm 2022, khu vực Bắc Bộ chủ yếu là lũ lớn trên thượng lưu các sông nhỏ, riêng vùng cửa sông Hồng - Thái Bình xuất hiện lũ lớn BĐ3. Nguồn nước các tháng lũ chính vụ thiếu hụt nhiều so với TBNN, từ 30-80%, thiếu hụt nhiều trên lưu vực sông Đà.

Ngập lụt tại nhiều đô thị, thành phố lớn ở khu vực đồng bằng cũng như vùng núi: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả), Lào Cai, Lai Châu, Tp Điện Biên Phủ (Điện Biên), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)… Tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên xuất hiện 3 đợt lũ vừa và lớn trên diện rộng, tại Nghệ An, từ Nam Quảng Bình đến Khánh Hòa và bắc Tây Nguyên, xảy ra vào cuối tháng 9 và tháng 10.

Lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra tại các tỉnh vùng núi như: Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum...

Dự báo mùa thiên tai và diễn biến thủy văn năm 2023

Bên cạnh việc tổng quan về tình hình thời tiết năm 2022, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cũng đưa ra nhận định về xu thế KTTV năm nay. Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, La Nina sẽ duy trì đến hết mùa Xuân năm 2023 với xác suất 70-75%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè.

Nắng nóng năm nay cao hơn năm 2022 (số đợt và mức độ gay gắt), nền nhiệt độ cao hơn năm ngoái. Ngoài ra, có khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ trên Biển Đông, 5-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền.

hanooinanggaygat.jpg
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng năm nay cao hơn năm 2022

Trong khi đó, tổng lượng mưa thấp hơn đến tương đương trung bình nhiều năm; ít có khả năng mưa lớn diện rộng lịch sử, tuy nhiên mưa cục bộ, cường độ lớn sẽ vẫn có khả năng xảy ra trên phạm vị hẹp.

Tại khu vực Bắc Bộ, từ tháng 2-7/2023, nguồn nước trên các sông suối hệ thống sông Hồng-Thái Bình thiếu hụt từ 20-40%, thiếu hụt nhiều trên lưu vực sông Đà, Thao, hạ lưu sông Lô. Riêng Hạ lưu sông Hồng- Thái Bình trong tháng 1-2 xấp xỉ TBNN từ 10-20% do các hồ thủy điện cấp nước tăng cường phục vụ đổ ải vụ Đông-Xuân. Mùa lũ năm 2023, đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức thấp hơn TBNN, riêng các sông suối nhỏ lớn hơn TBNN.

Tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2023, lượng dòng chảy trên các sông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt từ 20-40% so với TBNN, có sông thiếu hụt trên 50%; riêng một số sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi ở mức cao hơn TBNN.

Còn tại Nam Bộ, trong mùa khô năm 2023, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức tương đương TBNN (2012-2022) và không gay gắt như mùa khô năm 2019-2020, thấp hơn so với năm 2022. Các đợt xâm nhập cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng tháng 2,3/2023; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4 năm nay.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Bài liên quan
  • Thời tiết ngày 15/1: Bắc Bộ mưa dông, trời chuyển rét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 15/1, Khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời chuyển rét. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Kiên Giang: Tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB
    (TN&MT) - Ngày 19/9, Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Hòn Me (huyện Hòn Đất) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT phát động Cuộc thi “Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với mục tiêu nâng cao ý thức và nhận thức của cộng đồng về tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức phát động Cuộc thi “Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa”.
  • Thời tiết 21/9, Hà Nội có nơi nắng nóng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (21/9), khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất : 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất : 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
  • Từ đêm 20 đến ngày 22/9, miền Bắc có khả năng mưa rào chiều tối và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, từ đêm 20 đến ngày 22/9, Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO