Thứ Tư, 28/5/2025 22:31 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Xử lý ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Nỗ lực “giải độc”

Thứ Ba 09/12/2014 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, Việt Nam đã, đang nỗ lực giảm thiểu những tác hại do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gây ra đối với môi trường và sức khỏe.

(TN&MT) - Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển chính vì vậy hàng năm một lượng chất thải do hóa chất thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phát tán ra ngoài môi trường là rất lớn. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, Việt Nam đã, đang nỗ lực giảm thiểu những tác hại do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gây ra đối với môi trường và sức khỏe.
   
Gia tăng nguy cơ “đầu độc” môi trường
   
  Theo thống kê hiện danh mục lượng thuốc BVTV được lưu hành đang tăng với tốc độ “phi mã” và chưa có dấu hiệu suy giảm. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng nămViệt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần.
   
  Trong khi đó, một lượng lớn thuốc BVTV tồn lưu do hậu quả của chiến tranh gây ra, nếu không xử lý triệt để thì cũng là mối nguy hại rất lớn đối với môi trường. Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng Cục Môi trường) cho biết thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật từ năm 2007-2009, phát hiện 1.153 khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố, trong đó có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Trong 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn 37.000 lít hóa chất bảo vệ thực vật và 29 tấn bao bì (trong đó có nhiều loại bao bì, vỏ chai, thùng phuy chứa đựng hóa chất bảo vệ thực vật không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.
   
  Hiện theo điều tra, thống kê theo Quyết định số 1946 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung mới 409 khu vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Bên cạnh đó, hàng năm một lượng lớn thuốc BVTV cũng được nhập khẩu vào Việt Nam, đó là chưa kể hiện cũng có một lượng tương đối lớn thuốc BVTV nhập lậu, thuốc nhái nhãn mác đang có xu hướng gia tăng cũng đang gây ra mối nhức nhối trong việc quản lý. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu chưa kiểm soát được.
   
  Chính từ thực trạng đáng báo động này, nguy cơ hủy hoại môi trường từ thuốc BVTV là điều không thể tráng khỏi và đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực và sâu rộng.
   
Bao bì thuốc BVTV được xả thẳng ra môi trường sau khi sử dụng
   
Những tín hiệu khởi sắc
   
  Đứng trước những thách thức từ thuốc BVTV gây ra, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm khắc phục và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đối với môi trường. Ngoài việc phê chuẩn tham gia Công ước Stockholm về loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, trong đó chủ yếu là các loại hóa chất bảo vệ thực vật và ban hành Luật Hóa chất thì năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
   
  Bên cạnh đó đã hình thành nhiều dự án có tính chất giải pháp tích cực. Theo ông Đào Nhật Đình, chuyên gia Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) POP tồn lưu tại Việt Nam” cho biết: Được triển khai từ năm 2010,đ ến nay, Dự án đã xử lý được 4 khu vực ô nhiễm lớn và 4 điểm nhỏ, thu gom tiêu hủy 600 tấn hóa chất BVTV tồn lưu và đất ô nhiễm nặng, trong đó có 3 khu vực đã xây dựng công trình phục hồi môi trường lâu dài. Thông qua việc xử lý tại các khu vực khu vực ô nhiễm như Hòn Trơ, Vực Rồng tại tỉnh Nghệ An hay Thạch Lưu tại tỉnh Hà Tĩnh, kết hợp với các khóa đào tạo tập huấn, năng lực của địa phương để quản lý, xử lý các khu vực ô nhiễm đã được tăng cường.
   
  Hiện nay một số giải pháp đã định hình rõ, áp dụng công nghệ tiến bộ và có những giải pháp mới cho việc xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV. Các giải pháp đã định hình rõ và thương mại hóa bao gồm việc tiêu hủy thuốc nguyên chất, thuốc quá hạn, thuốc bị cấm trong lò nung xi măng hay lò đốt chất thải nguy hại được cấp phép. Giải pháp cô lập cũng được áp dụng khá phổ biến. Có ít nhất hai hình thức cô lập là cô lập kín và cô lập nửa kín. Một số giải pháp mới có trên thị trường nhưng ở Việt Nam đang ở giai đoạn thử nghiệm như sử dụng sắt nano, rửa đất, hoặc trộn một số chất tăng cường ô xy hóa kết hợp với hoạt động của vi sinh, nấm nhằm phá hủy các hóa chất BVTV.
   
Thụy Anh
  

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Đề xuất vớt rác 1 lần/tuần tại các tuyến kênh thoát nước TP HCM

TP HCM Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất tổ chức vớt rác tối thiểu 1 lần/tuần trên toàn bộ 23 tuyến kênh thoát nước, với tổng chiều dài hơn 41 km.

Gian nan xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác thải Đông Vinh

Nghệ An Đã 14 năm trôi qua kể từ ngày bãi rác Đông Vinh chính thức đóng cửa, thế nhưng, công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.

Trà Vinh: Tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Trà Vinh UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành các quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp lún, sạt lở tại thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Giới thiệu Bộ nhận diện Ngày Môi trường thế giới (5/6/2025)

Bộ nhận diện góp phần chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức, định vị hình ảnh một chiến dịch môi trường quy mô quốc gia.

Bình luận mới nhất