Xử lý cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Thanh Hóa: Tín hiệu mừng

24/04/2017, 00:00

(TN&MT) – Thanh Hóa là tỉnh có số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tương đối lớn thế nhưng nhờ sợ theo dõi sát sao, giám sát chặt chẽ, áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm nên Thanh Hóa không có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có những tín hiệu đáng mừng.

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian thực hiện các biện pháp xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Sở TN&MT có văn bản hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường. Đối với các bệnh viện: Yêu cầu giám đốc các bệnh viện tăng cường công tác thu gom, phân loại chất thải, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước mưa và nước thải. Sử dụng hóa chất khử trùng nước thải trước khi thải ra môi trường. 

Một điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc
Một điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc

Đối với các bãi chôn lấp rác thải: Yêu cầu đơn vị quản lý, vận hành bãi rác chôn lấp thực hiện quy trình chôn lấp hợp vệ sinh, tăng cường đầm nén bãi chôn lấp, định kỳ lấp phủ đất bề mặt bãi chôn lấp, sử dụng các men vi sinh, hóa chất khử trùng để hạn chế phát sinh mùi hôi thối và côn trùng; Đối với các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật: Hướng dẫn lắp đặt hàng rào, biển báo, thông báo cho nhân dân không sinh sống, canh tác tại khu vực bị ô nhiễm. Thực hiện các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm phát tán khác như đắp bờ bao che, đào mương thoát nước xung quanh, xây dựng tường rào chắn, che phủ bạt mái nhà kho bị xuống cấp… Đôn đốc chủ cơ sở khẩn trương thực hiện dự án xử lý triệt để ô nhiễm.

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ – TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì tỉnh Thanh Hóa có 11 cơ sở. Đến nay, đã có 8/11 cơ sở hoàn thành xử lý ô nhiễm và được Giám đốc Sở TN&MT ban hành quyết định cho phép rút ra khỏi danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (4 bệnh viện, 3 doanh nghiệp, 1 làng nghề), 3 cơ sở còn lại cơ bản đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm và lập hồ sơ rút khỏi danh sách. 

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để

Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ – TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 10 cơ sở (5 bệnh viện và 5 bãi chôn lấp rác thải). Đến nay, có 5 bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, 5 bãi chôn lấp rác thải đang tiến hành thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh sau ngày 01/10/2013 có 39 cơ sở, nhưng đây thực tế là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường từ những năm trước đây, không có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh.

Hiện, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai 2 dự án xử lý ô nhiễm môi trường cho 2 cơ sở nằm trong Quyết định số 64/2003/QĐ – TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ gồm Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa và Hệ thống xử lý nước thải thành phố Thanh Hóa với tổng kinh phí trên 133 tỷ đồng.

Dự án Hệ thống xử lý nước thải thành phố Thanh Hóa đã và đang đi vào hoạt động góp phần xử lý ô nhiễm môi trường
Dự án Hệ thống xử lý nước thải thành phố Thanh Hóa đã và đang đi vào hoạt động góp phần xử lý ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc còn tồn tại như: Số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, tiến độ xử lý ô nhiễm vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Hiện còn 3 cơ sở thuộc danh mục Quyết định 64/2003/QĐ – TTg và 82 cơ sở thuộc danh mục Quyết định 1788/QĐ – TTg và các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chưa được xử lý ô nhiễm. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị chủ quản chưa cao, công tác chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt, chưa chủ động đấu mối tìm nguồn vốn hỗ trợ thực hiện xử lý ô nhiễm.

Các dự án xử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi đó nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, không bố trí đủ kinh phí dành cho các dự án xử lý ô nhiễm môi trường. Nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng thiếu kinh phí để thực hiện. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để đều thuộc khu vực công ích nên việc tổ chức cưỡng chế, tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với các cơ sở cố tình chậm hoàn thành xử lý triệt để theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt gần như là không thể thực hiện được.

Bài & ảnh: Anh Tú


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Bà Rịa - Vũng Tàu đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống: Nhiều chuyển biến tích cực
    (TN&MT) - Xác định lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) có vai trò rất lớn, có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, vì vậy, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Giao thông xanh thúc đẩy bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 20/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Cuộc thi tranh biện về giao thông xanh”, các đội tuyển đến từ các trường Đại học đã tranh tài biện luận về các chủ đề liên quan đến phát triển giao thông xanh và xây dựng những đóng góp của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường.
  • Ngày 21/3, Đông Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 21-22/3, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất 40-50%.
  • Phú Thọ tổ chức ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2023
    (TN&MT) - “Ngày Chủ nhật xanh” - chương trình nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Giải pháp quản lý 3,3 triệu ha rừng chưa có chủ
    (TN&MT) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Hội chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển tổ chức tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý”.
  • Xuân Long quyết tâm giữ vững và nâng cao tiêu chí môi trường
    Xuân Long là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái) với trên 90% là đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững và nâng cao tiêu chí này lại càng khó hơn.
  • Nâng cao nhận thức, thích ứng và chống chịu BĐKH tại Thừa Thiên – Huế
    UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tổ chức tổng kết dự án thí điểm NAMA – Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP. Huế (VIE/401) và dự án thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH - VIE/433) do Chính phủ Luxembourg tài trợ. Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu tiên của cả nước nhận hỗ trợ từ Quỹ này.
  • Thời tiết 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời nắng đẹp, Tây Nguyên có mưa dông vài nơi
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 20/3 tại các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Đêm trời lạnh. Tây Nguyên chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Thêm 7 cây cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây di sản Việt Nam
    (TN&MT) - Nằm trong chuỗi các hoạt động tại Ngày hội hoa sơn tra 2023, UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Bằng Công nhận cây di sản Việt Nam cho đại diện 4 bản: Nà Tâu, Phày, Lướt, Mường Chiến.
  • Thừa Thiên - Huế phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2023
    Sáng 19/3, tại TP. Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2023 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên - Huế thêm xanh - sạch - sáng”.
  • Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ tăng nhiệt, trưa chiều trời nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thời tiết ngày 19/3, Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, nhiệt độ tăng, cao nhất có nơi 32 độ C, tuy vậy vùng núi cần đề phòng mưa rào và dông có thể xuất hiện vài nơi.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO