Xót thương số phận chim trời

Phạm Tuân - Thảo Chi | 18/11/2021, 09:20

(TN&MT) - Cứ vào độ cuối thu, những cánh đồng ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu…lại giăng ra bạt ngàn “thiên la, địa võng” của “sát thủ” chim trời. Với “trận địa” được bố trí dày đặc như thế thì thật khó để còn cò, con vạc nào có thể thoát khỏi những cạm bẫy chết chóc đó.

Cạm bẫy khắp các cánh đồng

Trưa một ngày tháng 11/2021, tôi có dịp ghé qua các cánh đồng ở hai huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An). Họ hay quen với câu “cánh đồng thẳng cánh cò bay”, thế nhưng với tình trạng săn bắt theo kiểu tận diệt cò, vạc như hiện nay thì chẳng mấy chốc cánh đồng kia vẫn còn nhưng “cánh cò” chắc sẽ khó lòng còn được nhìn thấy.

Nói như thế để chúng ta có thể hình dung được mức độ săn bắt tận diệt chim muông diễn ra tới mức “khủng khiếp” như thế nào.

Bãi cò mồi giả trắng xóa khắp cánh đồng

Xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu) vẫn luôn nổi tiếng là “vựa muối”. Những cánh đồng muối đang tạm nghỉ bởi cơn mưa liên miên do ảnh hưởng của những cơn mưa và đợt không khí lạnh tăng cường. Đồng muối vắng bóng người. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn thấp thoáng bóng dáng của những “sát thủ” chim trời ẩn hiện sau những bụi cây, lùm cỏ được dựng lên để rình bắt cò, vạc.

Đứng trên bờ một cánh đống, phóng tầm mắt ra phía xa. Tôi không thể đếm được có bao nhiêu chiếc lưới “tàng hình” mà những sát thủ chim trời đã giăng ra. Chỉ thấy một màu trắng xóa bạt ngàn khắp cánh đồng.

N, một “sát thủ” bước ra khỏi chỗ nấp bẫy chim, bật mí: Riêng em giăng 50 chiếc lưới “tàng hình”, loại của em dùng cao 5m, dài 50m cũng có và cao 6m dài 100m cũng có. Mỗi chiếc lưới như thế em đặt mua trên mạng với giá chỉ từ 30 đến 120 nghìn đồng nhưng nói thực là rất “nhạy”, cứ con chim nào mắc vào là coi như… xong đời.

Những chiếc lưới "tàng hình" như “thiên la địa võng” được giăng ra ở các cánh đồng ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu

Những chú cò, vạc mồi bị khâu mắt giãy giụa trong vô vọng. Nhìn dáng vẻ kiệt quệ đến thảm hại của những chú chim khiến ai nhìn thấy đều không khỏi chạnh lòng. Ngoài ra, trên diện tích hàng ngàn mét vuông là những con cò được làm bằng xốp trắng xóa, nếu không nhìn kỹ thì khó lòng biết đó là cò thật hay cò giả.

Cách bờ biển xã Quỳnh Nghĩa không xa, những hàng phi lao xanh mướt như tấm lá chắn chở che cho các ngôi làng biển. Tuy nhiên, những hàng phi lao mùa này dường như là những chiếc bẫy chết chóc dành cho cò, vạc.

Cạm bẫy chết chóc khắp nơi

Men theo đường sinh thái đê biển, nhiều cứ mừng thầm khi nhìn lên những ngọn phi lao hay các bãi cỏ thấp xung quanh. Mừng bởi được phủ một màu trắng, xám của cò và vạc. Tuy nhiên, nhìn kỹ, hóa ra đó là những con chim…mồi.

Miêu tả như thế để chúng ta có thể thấy được những “ma trận” các các “sát thủ” chim trời đã giăng ra để trực chờ tóm gọn những chú chim xấu số, “đoản mệnh”.

Cần xử lý nghiêm

Một lồng chim với hàng chục con cò, vạc chen chúc đến kiệt sức được Q xách lên đường sinh thái ven biển Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu). Tôi tiến lại bắt chuyện thì được biết, săn chim là “nghề phụ” của Q mỗi khi mùa mưa đến. “Nghề” này dường như đã đem lại thu nhập không ít cho người đàn ông trạc 40 tuổi này.

“Cứ vào mùa mưa tầm tháng 9, tháng 10, tháng 11 hàng năm là mình đầu tư lưới “tàng hình”, đẽo những con cò, vạc mồi và chế cả súng cồn để đi săn chim đem bán. Mỗi ngày đi săn như thế nếu may mắn cũng kiếm được vài chục con, mang ra chợ bán có thêm thu nhập…”.

Một “sát thủ” đang chuẩn bị “đồ nghề” để bẫy chim

Khi tôi hỏi: Săn chim là hành vi bị pháp luật cấm. “Mình có nghe đó, nhưng chim nhiều mà, với lại xã có kiểm tra nhưng mình vẫn “lách” được” – Người đàn ông vô tư trả lời.

Theo UBND xã Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu), tình trạng săn bắt chim trời trên địa bàn thường xuyên xảy ra, nhất là vào vụ thu đông. Xã cũng đã giao cho lực lượng công an thường xuyên tuần tra, kiểm tra, xóa bỏ, tịch thu, xử lý các phương tiện dùng để bẫy chim trời. Ngoài ra, xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi cho người dân về công tác bảo vệ động vật hoang dã, chế tài xử lý…để nâng cao nhận thức của người dân nhưng thật sự rất khó để xử lý triệt để vấn đề này.

Những chú chim thật bị khâu mắt làm mồi nhử đồng loại

Còn tại huyện Diễn Châu, nạn “tận diệt” chim trời cũng đang diễn ra rất công khai ở nhiều địa phương, nhất là các xã ven biển. Theo số liệu của UBND xã Diễn Thọ (huyện Diễn Châu), mới đây, chỉ trong một buổi ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Kiểm lâm huyện, công an, quân sự xã đã phá dỡ 30 điểm bẫy chim cò, tiêu hủy 450 con cò giả và gần 1000m lưới giăng.

Trong khi đó, toàn huyện Diễn Châu, qua gần một tháng ra quân, các xã đã triệt xóa 545 điểm đánh bắt chim cò, tiến hành thu giữ trên 35.000m lưới và tiêu hủy gần 75.000 cò giả làm bằng xốp.

Những chú chim di cư xấu số lần lượt dính bẫy, vào lồng của thợ săn

Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng tiến hành kiểm tra các nhà hàng, khu chợ trên địa bàn, nếu phát hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim hoang dã sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Được biết, vừa qua Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Nghệ An đã có văn bản yêu cầu các Hạt Kiểm lâm trực thuộc tăng cường quản lý đàn chim di cư trong mùa mưa, phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền không săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật hoang dã và tổ chức truy quét nạn săn bắt chim di cư. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi việc đánh bắt chim trời theo kiểu “tận diệt” vẫn còn xảy ra.

Ông Lê Ngọc Hữu - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai: Sau khi Chi cục kiểm lâm có văn bản yêu cầu thì Hạt đã triển khai ngay lực lượng ra quân liên quan nạn săn bắt chim di cư. Đầu tiên, đoàn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân hiểu, sau đó sẽ tiến hành xử lý từng đối tượng cụ thể. Thời gian gần đây đoàn cũng đã nhắc nhở và xử lý được nhiều trường hợp, phá bỏ và tịch thu các công cụ dùng để săn bắt chim di cư.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Phạt 4 đối tượng săn thú rừng trái phép
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát, đơn vị này vừa tiến hành xử phạt 4 đối tượng từ tỉnh Lai Châu vào khu vực rừng cấm thuộc quyền quản lý của Vườn săn bắt thú rừng trái phép.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 10 tấn cá xuống sông Lam
    Chùa Viên Quang vừa tiến hành phóng sinh 10 tấn cá các loại xuống sông Lam. Đây là một trong những hoạt động thường niên của ngôi chùa này, góp phần không nhỏ làm tái tạo nguồn lợi thủy sản, cân bằng sinh thái, góp phần thúc đẩy bảo vệ môi trường.
  • Quảng Nam: Người dân phát hiện 5 cá thể voi rừng khi đi làm rẫy
    (TN&MT) - Ngày 16/1, ông Mai Văn Dưỡng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam cho biết, trong lúc người dân đi nương rẫy phát hiện đàn voi rừng gồm 5 cá thể tại lâm phận khu bảo tồn này.
  • Leo núi và nhặt rác

    Leo núi và nhặt rác

    12:59 13/12/2022
    (TN&MT) - Đó là một hành động đẹp mà người viết bài này tận mắt chứng kiến trong một lần chinh phục “sống lưng khủng long” ở Bình Liêu, Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Ấm lòng “Gian hàng 0 đồng” từ mô hình biến rác thành tài nguyên
    (TN&MT) - “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn” không chỉ giúp bảo vệ môi trường, nhiều chị em phụ nữ ở Chi hội Phụ nữ Lộc Phước 2, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng còn bán thu về tiền triệu, từ đó tạo “Gian hàng 0 đồng” mang yêu thương đến với người nghèo, người già neo đơn.
  • Người phụ nữ hết lòng vì môi trường
    (TN&MT) - Hơn 7 năm qua, bất kể thời tiết nắng, mưa ngày nào bà Trần Thị Huệ ở thôn 2, xóm 7, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội cũng cặm cụi nhổ cỏ, trồng cây, quét dọn đường làng, ngõ xóm. Những việc làm thiện nguyện của bà đã góp phần tạo ra cảnh quan môi trường sạch hơn cho miền quê ngoại thành Hà Nội.
  • Nghệ An: Tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp
    UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
  • Có một Ba Vì xanh

    Có một Ba Vì xanh

    10:30 15/10/2022
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng làng quê đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Ba Vì ( Hà Nội) đã phát động phong trào “xây dựng làng quê, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
  • Sắc xanh tình nguyện trong tâm lũ
    (TN&MT) - Những ngày vừa qua, cùng với bộ đội, công an, dân quân tự vệ… hàng trăm đoàn viên, thanh niên khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện đã xắn tay giúp đỡ người dân và chính quyền khắc phục hậu quả từ trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở huyện vùng biên Kỳ Sơn.
  • Lấy rác “nuôi” nghề thổ cẩm
    (TN&MT) - Trong dòng người rời quê lên thành phố học tập, tìm kiếm việc làm, có những người con vẫn nuôi ước mơ trở về quê hương lập nghiệp.
  • Làm sạch môi trường theo cách của Let’s Do It! Hanoi
    (TN&MT) - Thư giãn, vui chơi hay quây quần với bạn bè, gia đình… là những lựa chọn được ưu tiên đối với phần lớn mọi người sau một tuần làm việc vất vả. Nhưng với những tình nguyện viên của Tổ chức phi chính phủ Let’s Do It! Hanoi (Hãy hành động! Hà Nội), họ đã chọn dành ngày cuối tuần của mình để cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, và góp phần bảo vệ môi trường cho cả hành tinh của chúng ta.
  • Cho jean cũ một đời sống mới
    (TN&MT) - Các sản phẩm thủ công làm từ những nguyên liệu tái chế luôn có một nét đặc sắc, một dấu ấn riêng.
  • Cử nhân “hai sạch”

    Cử nhân “hai sạch”

    08:29 15/09/2022
    (TN&MT) - Người dân Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ, Bình Định) và bạn bè vẫn gọi Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trần Quang Tiến là “Cử nhân hai sạch”, bởi tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng Tiến không chọn trụ lại thành phố như nhiều bạn bè trong lớp mà trở về quê thực hiện dự án đã ấp ủ từ lâu, đó là xây dựng một HTX làm nấm sạch và dọn sạch rác ở quê nhà.
  • Đến “Shop xanh” nhận yêu thương
    (TN&MT) - Nhắc đến “Shop xanh” giờ đây không chỉ là câu chuyện khởi nghiệp mà còn là mục tiêu bảo vệ môi trường và thiện nguyện.
  • Lời cảm ơn từ Clean Day Fall 2022
    (TN&MT) - Chào đón tháng 9 trong niềm vui, niềm tự hào về không khí Cách mạng Tháng Tám và tinh thần ngày Quốc khánh 2/9, Hội Yêu Rác đã ghi dấu hành trình bằng chiến dịch “Clean Day Fall 2022” - hoạt động đầu tiên trong chuỗi sự kiện mùa thu trong lành với mong muốn góp nhặt những điều đẹp đẽ nhỏ bé cho quê hương đất nước, thể hiện một phần trách nhiệm của người công dân được sống trong độc lập tự do.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO