Xóa sổ “ngành công nghiệp mật gấu”: Đường xa vạn dặm!

06/05/2014 00:00

(TN&MT) - “Ngành công nghiệp mật gấu” là mối đe dọa lớn và trực tiếp đối với sự tồn vong của các loài gấu trong tự nhiên...

(TN&MT) - “Ngành công nghiệp mật gấu” là mối đe dọa lớn và trực tiếp đối với sự tồn vong của các loài gấu trong tự nhiên. Không chỉ ở Việt Nam mà đối với các nước trong khu vực, việc xóa bỏ “ngành công nghiệp” hút mật gấu đang là điều cấp thiết để bảo tồn loài gấu hiện nay.
   
Lch lc suy nghĩ
   
  Hoạt động khai thác mật gấu cũng như các quan niệm truyền thống về sử dụng mật gấu là các yếu tố chính gây nên tình trạng suy giảm về số lượng loài không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước lân cận. Người Việt Nam và một số quốc gia tại châu Á đặc biệt ưa chuộng thịt và các sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã với lý do sử dụng thịt và sản phẩm từ động vật hoang dã sẽ mang lại sức mạnh từ thiên nhiên. Từ đó, nhu cầu tiêu thụ các động vật dũng mãnh như hổ, gấu rất lớn.
   
Cần bảo vệ loài gấu trước nguy cơ tuyệt chủng
    
   
  Hoạt động khai thác mật gấu ở Việt Nam phát triển khá nhanh  từ cuối những năm 1990 nhờ sự tăng trưởng về kinh tế và mức sống tăng lên rõ rệt, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, thu nhập cao của nhiều người dân cho phép họ tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ.
   
  Theo báo cáo của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, có tới 22% người Việt Nam từng sử dụng mật gấu, Hà Nội có tỷ lệ sử dụng mật gấu cao hơn nhiều so với Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Hà Nội có tới 35% số người được hỏi đã sử dụng mật gấu, trong khi con số ở TP. Hồ Chí Minh là 16% và Đà Nẵng là 15%.
   
  Ở Việt Nam, có hai loại đang được nuôi ở là gấu ngựa và gấu chó. Trong đó, gấu ngựa là loại đang được nuôi phổ biến vì có hàm lượng kháng viêm ursodeoxycholic axit (UDCA) cao. Theo pháp luật Việt Nam, cả hai loài này đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất, thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Việc săn, bắn, bẫy, tàng trữ, giết mổ, buôn bán hay quảng cáo gấu và các sản phẩm từ gấu đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
   
  Mặt khác, gấu còn được liệt kê trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Mọi hành vi vi phạm liên quan đến gấu, có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP và Nghị định 179/2013/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự lên đến 7 năm tù giam (Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 - sửa đổi bổ sung năm 2009).
   
  Ngoài ra, gấu được bảo vệ theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES.
   
Chm dt trước khi  quá mun
   
  Các chuyên gia sinh vật học khẳng định, mặc dù được chăm sóc, chủ động cung cấp nguồn thức ăn trong điều kiện nuôi nhốt song số phận của hàng ngàn con gấu nuôi cũng không khá hơn những con gấu hoang dã bị bắn chết, bởi các chủ trại chích hút mật theo kiểu “vắt kiệt”, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cá thể gấu nuôi bị nhiễm trùng túi mật, mắc bệnh hoặc chết.
   
  Ở Việt Nam quan niệm chích hút và sử dụng mật gấu không phải là một hành động trái đạo đức, xuất phát từ truyền thống văn hóa và quan niệm lâu đời về công dụng chữa bệnh của mật gấu. Hơn nữa, các cơ quan chức năng khi phát hiện gấu nuôi nhốt trái phép thường thiếu sự quyết tâm và cam kết lâu dài để xử lý vi phạm theo đúng luật pháp bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy, tương lai của loài gấu ngựa và gấu chó tại Việt Nam đang bị đe dọa bởi tình trạng tiêu thụ và sử dụng mật gấu phổ biến như hiện nay. Gấu tiếp tục bị săn bắt từ tự nhiên, bán cho các trang trại, bị giam trong các cũi sắt chật hẹp chờ đến lượt bị chích hút để khai thác mật.
   
  Các chuyên gia y học cho rằng, sẽ chẳng có ai chết vì thiếu mật gấu. Ngược lại, người ta còn trở nên bệnh tật hơn, thậm chí có thể chết vì sử dụng mật gấu. Mật gấu không phải là “thần dược” để thay thế thuốc điều trị bệnh
   
  Bảo vệ gấu đòi hỏi phải xóa sổ "ngành công nghiệp" khai thác mật gấu. Bên cạnh đó tăng cường thể chế luật pháp và thực thi pháp luật, giảm thiểu nhu cầu về mật gấu cũng như tác động đến thái độ, hành vi và quan niệm về sử dụng mật gấu vốn đã tồn tại hàng bao thế kỷ nay cũng là những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt tình trạng buôn bán và tiêu thụ mật gấu.
   
  Để thay đổi được một quan niệm, cần phải có thời gian. Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ đáng kể trên chặng đường dài hướng đến mục tiêu bảo vệ loài gấu. Kế hoạch xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu thông qua tiêu hao về số lượng là bước đi đầu tiên cực kỳ quan trọng và cấp bách trên chặng đường dài này.
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xóa sổ “ngành công nghiệp mật gấu”: Đường xa vạn dặm!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO