Xi măng Tân Thắng: Đón đầu công nghệ, hướng tới sản xuất xanh

Quyết Thắng | 06/11/2020, 21:08

(TN&MT) - Cây xanh trong khuôn viên nhà máy sản xuất không bị bám bụi, ống khói không nhả khói, tiết kiệm năng lượng điện tới 30%... đại diện nhà máy xi măng Tân Thắng tự hào giới thiệu về công nghệ giúp môi trường xanh, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường dù nhà máy được vận hành sản xuất ở cường độ cao.

“Nhà máy xi măng Tân Thắng đã vận hành được 5 tháng và trong tháng 9 - 10 này, chúng tôi đã xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang thị trường Australia, Trung Quốc và lô hàng xi măng bền sulfate sang Mỹ. Các bạn thấy đấy, quanh nhà máy, cây cối vẫn xanh tươi, không hề có bụi. Ở bất kỳ vị trí phát thải bụi nào như hệ thống các máy nghiền liệu, nghiền xi, trạm trung chuyển băng tải… chúng tôi đều trang bị thiết bị lọc bụi công nghệ tối ưu nhất để kiểm soát nồng độ bụi trong khí thải ra môi trường, đồng thời tiết kiệm nguyên liệu tối đa”, anh Nguyễn Xuân Hùng – Phó Trưởng phòng Công nghệ Nhà máy Xi măng Tân Thắng cho biết.

Nhà máy Xi măng Tân Thắng như một biểu tượng xanh trong ngành xi măng.

Xi măng Tân Thắng “giải bài toán” bảo vệ môi trường

Để có được niềm tự hào về một nhà máy xi măng Tân Thắng xanh – sạch – hiện đại là cả một nỗ lực dài của Ban Lãnh đạo nhà máy trong việc khảo sát, tìm hiểu và xây dựng các phương án tối ưu từ khi lập kế hoạch dự án cho tới khi nhà máy đi vào hoạt động.

Khi đó, các cán bộ của Dự án Xi măng Tân Thắng đã dày công nghiên cứu thực tế các nhà máy tại khu vực Đông Nam Á và châu Âu để lựa chọn về công nghệ, thiết bị nhằm bảo vệ môi trường tốt nhất. Họ nhận thấy trong sản xuất xi măng nổi lên một số vấn đề đặc thù cần phải được giải quyết thấu đáo, đặc biệt là bụi: Bụi trong phân xưởng, bụi ngoài nhà máy, kéo theo nguyên liệu bị lãng phí và ô nhiễm môi trường, đồng thời gây tiêu hao năng lượng điện...

Do vậy, Xi măng Tân Thắng đã quyết tâm giải từng bài toán và đi đến kết luận: Cốt lõi của mọi vấn đề chính là phải thực hiện phát triển bền vững bằng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Điều đặc biệt hơn nữa, hệ thống công nghệ ấy không chỉ hiện đại và tiên tiến hàng đầu thế giới mà còn được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xi măng trong nước và quốc tế.

Xi măng Tân Thắng cũng là một nhà máy có thời gian thi công nhanh nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay do đội ngũ quản lý dự án có nhiều kinh nghiệm để phối hợp với nhà cung cấp thiết bị nước ngoài, nhà thầu gia công chế tạo trong nước, đơn vị thi công xây dựng để đưa nhà máy vào hoạt động đúng 17 tháng từ ngày đóng cọc hạng mục xây dựng đầu tiên đến khi chạy thử toàn bộ dây chuyền thiết bị.

Đến nay, nhà máy Xi măng Tân Thắng đã tự hào trở thành một biểu tượng xanh trong ngành sản xuất xi măng của vùng đất Nghệ An và được coi là một điểm sáng trong ngành xi măng Việt Nam và khu vực.

Ống khói không khói là điểm nhận diện riêng của nhà máy xi măng Tân Thắng tại mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hiện tại, nhà máy xi măng Tân Thắng đang vận hành với công suất 5.000 tấn clinker/ngày tương đương 2 triệu tấn xi măng/năm và dự kiến sẽ mở rộng quy mô thêm dây chuyền 2 trong tương lai.

Tuy nhiên, dù ở công suất hiện tại hay công suất tối đa trong tương lai, đại diện nhà máy xi măng Tân Thắng vẫn tự tin khẳng định: Môi trường quanh nhà máy sẽ luôn được duy trì xanh, sạch, an toàn và thực sự thân thiện với môi trường.

Niềm tin đó đến từ thực tế từ những ngày đầu sản xuất và từ các công nghệ 4.0 mà nhà máy xi măng Tân Thắng ứng dụng trong sản xuất và quản trị môi trường.

Xi măng Tân Thắng còn được thị trường quốc tế ghi nhận bởi chất lượng cao, ổn định, màu xi măng đẹp mắt, mẫu mã và bao bì hiện đại.

Những con số ấn tượng

Với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng và được sự tư vấn của Ngân hàng TMCP Bắc Á, Xi măng Tân Thắng chọn hướng đi phát triển bền vững, tiên phong về công nghệ để từ đó “Tạo khác biệt – Dưng niềm tin”. Do đó, nhà máy đã “mạnh tay” đầu tư cho hệ thống công nghệ sản xuất thuộc thế hệ mới nhất của các hãng hàng đầu thế giới về sản xuất xi măng.

Đó là máy nghiền liệu, nghiền than Atox Mill của FLSmidth (Đan Mạch). Đó là lò nung clinker 2 bệ đỡ đường kính trong 5m, chiều dài 60,7m, khối lượng 484 tấn (bao gồm 6 block), sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của hãng FLSmidth - Đan Mạch.

Đó là hệ thống máy nghiền đứng thế hệ mới nhất trên thế giới được cung cấp bởi Loesche - Đức. Rồi đến hệ thống máy đóng bao hiện đại có độ chính xác cao, xuất xi măng bao đa năng cho cả xe có mui và không mui, được cung cấp bởi hãng Haver & Boecker - Đức. 

Quan trọng nhất - Hệ thống điện tự động hóa của ABB (Thụy Sỹ) - cốt lõi của công nghệ 4.0 - ở mức độ cao cấp, điều khiển tập trung để kiểm soát đồng bộ hoạt động của nhà máy, kết nối các công nghệ điện tử, cơ khí, môi trường với nhau. Hệ thống này chỉ tiêu hao điện khoảng 95 kw/tấn xi măng, tiêu hao nhiệt dưới 730 kcal/kg clinker và giới chuyên môn rất ấn tượng với những con số này, bởi đó là mức tiêu hao thấp nhất trong toàn ngành xi măng hiện nay.

Bên trong nhà máy được vận hành tự động và không phát sinh bụi.

Hiện nay, tại nhà máy xi măng Tân Thắng, nồng độ bụi đầu ra luôn nhỏ hơn 30 mg/Nm3, khu vực nghiền xi nhỏ hơn 20mg/Nm3. Chỉ tiêu này hoàn toàn tuân thủ, thậm chí đáp ứng tốt hơn rất nhiều so với quy định hiện hành của Nhà nước là 100mg/Nm3 tại QCVN 23: 2009/BTNMT. Bụi phát sinh được xử lý hoàn toàn với công nghệ tiên tiến nhất: sử dụng lọc bụi túi kết hợp với lọc bụi tĩnh điện. Các số liệu quan trắc môi trường đều được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An để kiểm tra, giám sát. 

“Tiêu chuẩn môi trường hiện nay ở Tân Thắng ngang bằng với yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu, đạt trên mức yêu cầu so với tiêu chuẩn của Việt Nam”, anh Nguyễn Xuân Hùng – Phó Trưởng phòng Công nghệ của Xi măng Tân Thắng nhấn mạnh. 

Đặc biệt, Tân Thắng đã triển khai nhà máy nhiệt điện khí thải theo hình thức BOT. Theo đó, tổng điện năng tiêu thụ nhà máy từ 23-25MW/h, sử dụng nhiệt điện khí thải công suất phát 7MW/h, như vậy, tiết kiệm được tới 30% tổng điện năng tiêu thụ. Việc triển khai dự án phát nhiệt điện khí thải để tận dụng nguồn nhiệt dư sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải bụi, giúp hoạt động sản xuất thân thiện hơn với môi trường.

 

Sau những lô hàng sang Mỹ, Australia, Trung Quốc, trong tháng 10 này, xi măng Tân Thắng còn tiếp tục khai phá thị trường mới và tiến hành xuất hàng sang nước Cộng hoà Kiribati và nhiều quốc gia khác. Sở dĩ các nhà thầu Mỹ, Australia, Trung Quốc đánh giá cao và lựa chọn xi măng Tân Thắng là nhờ sản phẩm của nhà máy đáp ứng tốt tiêu chuẩn kỹ thuật ASTM của Mỹ và tiêu chuẩn EN của châu Âu, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các công trình dân dụng cũng như công nghiệp quy mô lớn trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, xi măng Tân Thắng còn được thị trường quốc tế ghi nhận bởi chất lượng cao, ổn định, màu xi măng đẹp mắt, mẫu mã và bao bì hiện đại, nhờ đó đã tạo dựng được vị trí khác biệt trong chuỗi giá trị của ngành. 

Chuyến tàu chở xi măng Tân Thắng vượt biển xuất sang thị trường Mỹ - tháng 9/2020.

Chủ động đón đầu cuộc cách mạng công nghệ 4.0, xi măng Tân Thắng chọn cho mình phân khúc cao cấp, sản xuất những sản phẩm đặc biệt, chất lượng cao, trong đó có dòng sản phẩm xi măng bền sulfate dùng trong những công dưới biển, hải đảo, khu vực ngập mặn hay nhiệt điện. Những sản phẩm vừa chất lượng, vừa đảm bảo an toàn với môi trường là lợi thế cạnh tranh giúp xi măng Tân Thắng chinh phục thị trường trong nước và hướng tới các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore, New Zealand và châu Phi.

Những điểm đặc biệt của Xi măng Tân Thắng
1. Công nghệ xanh hiện đại nhất Châu Âu
2. Chỉ số bụi đầu ra chỉ 20 - 30mg/Nm3 (quy định hiện hành 100mg/Nm3)
3. Tự động hoá gần như toàn bộ vận hành
4. Nhân sự tối giản và dày dạn kinh nghiệm
5. Chỉ số tiêu hao điện thấp nhất ngành

Bài liên quan
  • Bắc Á Bank chính thức được vinh danh "Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh" 
    (TN&MT) - Ngày 27/11/2019, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) đã giành giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong khuôn khổ “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam 2019 - Vietnam Outstanding Banking Awards 2019” (VOBA) do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp tổ chức.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS: Đồng hành với cộng đồng vì tương lai bền vững
    Trong 33 năm hình thành và phát triển, song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, vì sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong hành trình bền bỉ, đồng lòng của tập thể lãnh đạo và người lao động, PV GAS đã kiến tạo những giá trị chân - thiện - mỹ được người dân và đất nước ghi nhận, góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu PV GAS.
  • BSR: Triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS
    Vừa qua , Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có buổi làm việc cùng với Công ty Deloitte (doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán tài chính) để triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS.
  • Agribank cho doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm năm 2023
    Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Agribank dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các Dự án đầu tư 5 ngành trọng điểm với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn, áp dụng với khoản giải ngân kể từ ngày 20/9/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (hoặc đến khi hết quy mô chương trình).
  • Petrovietnam: Chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon
    Thu hồi và lưu trữ các-bon vào các mỏ dầu khí đã hết tuổi đời khai thác là một hướng đi quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, các mỏ dầu khí đã hết hạn khai thác có tiềm năng lớn có thể lưu giữ khí thải CO2, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Để tận dụng các mỏ dầu khí cạn kiệt cho mục tiêu lưu trữ CO2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đã và đang chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon (CCS/CCUS).
  • PVOIL khai trương thêm nhiều cửa hàng xăng dầu
    Các đơn vị thành viên Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa qua đã khai trương, đưa vào hoạt động thêm nhiều cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới tại các địa phương, đưa tổng số CHXD của PVOIL trong hệ thống tăng lên hơn 730 CHXD.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Xí nghiệp Cơ điện Vietsovpetro: Thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm STV CPP - SVNE
    Vừa qua, Xí nghiệp Cơ điện (XNCĐ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Vietsovpetro thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm cùng cáp quang từ giàn Sư Tử Vàng CPP cấp cho giàn Sư Tử Vàng Đông Bắc (SVNE).
  • CNG Việt Nam: Tập trung triển khai chiến lược cạnh tranh mở rộng thị trường
    Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) với Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam), Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong đã yêu cầu CNG Việt Nam đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào tìm kiếm nguồn cung khí ổn định và triển khai chiến lược cạnh tranh sản phẩm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO