Xi măng FICO: Thương hiệu của ngành xi măng

26/06/2015 00:00

(TN&MT) - Được xây dựng giữa vùng đồi xanh thẫm cây rừng, Nhà máy Xi măng Tây Ninh vững chãi hiện hữu như minh chứng cho sự cống hiến không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân của nhà máy, những ngôi nhà mới khang trang dọc theo những con đường trải dài tít tắp, vùng đất hoang vu nơi biên giới Tây Nam Tổ quốc đang được thay da, đổi thịt hàng ngày.

 Khác hẳn với các nhà máy xi măng khác là được sử dụng vùng nguyên liệu khai thác lộ thiên, TAFICO lại khai thác dưới lòng đất. Chính vì vậy Tafoc gặp không ít khó khắn trong quy trình khai thác của . Nhưng trong khó khăn TAFICO lại có một tập thể đoàn kết, gắn bó, luôn coi nhà máy như một phần máu thịt của mình.

Một lần đến thăm Fico, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trải lòng “Xi măng FiCO là minh chứng cho quyết sách đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của toàn thể lãnh đạo TAFICO, bên cạnh đó sự đóng góp công sức của CBCNV TAFICO để tạo dựng nên thương hiệu xi măng FiCO như ngày hôm nay”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đến tham quan gian hàng tại Vietbuild 2015
Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đến tham quan gian hàng tại Vietbuild 2015

Ra đời trong lúc thị trường dư nguồn cung, nhưng lợi thế duy nhất của TAFICO là thị trường xi măng luôn trong tình trạng “thừa Bắc, thiếu Nam”, nhưng đó cũng chưa phải yếu tố để Tafico vượt qua mọi khó khăn. Với  nhiều quyết sách đúng đắn, năm 2006 khi dự án xi măng Tây Ninh được khởi động với tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng, công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm thì TAFICO đã mua lại Nhà máy Xi măng Phương Nam tại Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM và đổi tên thành trạm nghiền xi măng FiCO, Hiệp Phước. Công suất 500 ngàn tấn/năm là con số vừa đủ để “làm” thị trường, chuẩn bị cho sản phẩm xi măng FiCO của Nhà máy tại Tây Ninh sau này.

Khi sản phẩm của dây chuyền 1 ra lò cũng là lúc thương hiệu “xi măng FiCO” trên thị trường được định vị. Khi dây chuyền 2 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2010 thì tháng 12/2010 thì TAFICO đã mua lại 71% cổ phần của xi măng Bình Dương và đổi tên thành nhà máy Xi măng FiCO Bình Dương. Với 71% cổ phần, TAFICO đã giành quyền chủ động điều hành xi măng Bình Dương và trong những năm tiếp theo việc “hợp sức” của các dây chuyền đủ để TAFICO nhanh chóng có được thị trường tiêu thụ rộng khắp TP.HCM các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và một phần tại Đồng bằng sông Cửu Long

Điều chỉnh giá bán và chính sách bán hàng hợp lý tại từng thời điểm, sản phẩm xi măng FiCO được tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh… Đây là những thị trường giàu tiềm năng về xây dựng, tuy có ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng cũng như GDP của các tỉnh này luôn ở mức cao. Không chỉ có thị trường ổn định, chất lượng sản phẩm của xi măng FiCO luôn được khách hàng đánh giá cao. Trải lòng về “con đường đến đích” của xi măng FiCO, Tổng giám đốc Cty Hoàng Cảnh Nguyễn tâm sự: “Khi còn làm ở nhà máy, mình tham mưu để lãnh đạo cứ yên tâm, mình lo chất lượng đầu ra”. Và TAFICO đã thành công tất cả mọi người đều vì một TAFICO phát triển ổn định, bền vững.

Không chỉ có thị trường và chất lượng, TAFICO còn có lợi thế về chi phí tài chính. Xi măng của TAFICO có suất đầu tư thấp, vào khảng 97 USD/tấn sản phẩm trong khi các nhà máy khác vào khảng 120 USD/tấn sản phẩm, đặc biệt một số nhà máy còn ở mức cao hơn khoảng 126 - 130 USD/tấn. Như vậy, TAFICO sẽ có lợi thế trong việc cân đối tài chính và trả nợ và đầu tư. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ trong hành trình sản xuất kinh doanh hiệu quả của thương hiệu xi măng FiCO.

Từ phép cộng của sự năng động trong điều hành sản xuất kinh doanh và lợi thế, TAFICO có được kết quả khả quan năm 2014 với doanh thu trên 2.500 tỷ đồng, tiêu thụ 1,55 triệu tấn xi măng và 420 ngàn tấn clinker, lợi nhuận đạt 40 tỷ đồng. Năm 2015, TAFICO dự kiến tiêu thụ 1,7 triệu tấn sản phẩm và hiện Cty đang tích cực chuẩn bị đầu tư dây chuyền 2 với công suất thiết kế 1,5 triệu tấn sản phẩm/năm.

Bên cạnh việc đầu tư sản xuất, việc chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên luôn được TAFICO đặc biệt quan tâm. Không chỉ đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định mà còn chăm lo đến sức khoẻ của họ. Vì tính chất ngành nghề, phải tiếp cận nhiều với khói bụi nên TAFICO luôn đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu, trong lao động sản xuất, làm đến đâu thu gọn rác thải đến đó, hạn chế tối đa khói bụi. Công ty đã áp dụng nhiều phương pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường lao động. Ngoài ra, luôn trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân viên trong công ty. Hằng năm, Công ty đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.

Ông Hoàng Cảnh Nguyễn, Bí thư Đảng ủy Công ty, Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng FICO Tây Ninh tham dự buổi lễ trao tặng
Ông Hoàng Cảnh Nguyễn, Bí thư Đảng ủy Công ty, Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng FICO Tây Ninh tham dự buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa tại Bình Phước

Hành trình 10 năm thương hiệu TAFICO chưa phải là quá dài nhưng thương hiệu TAFICO đã được khẳng định không chỉ ở sản xuất kinh doanh  mà còn thể hiện cái “Tâm” của người lãnh đạo. TAFICO không quên chia sẻ tấm lòng bằng công tác từ thiện nhân đạo và cứu trợ xã hội. Mang từng tấn xi măng xây cầu cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như: Cầu Ông Xuộng, Hóc Thơm (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cầu Chợ Lách (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)...

Từ chương trình “gắn kết ước mơ”, hàng trăm căn nhà tình nghĩa, tình thương được xây dựng, hàng chục ngàn người nghèo được khám bệnh, phát thuốc chữa bệnh miễn phí, hàng ngàn suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Trong những chương trình từ thiện, lãnh đạo Cty CP TAFICO dù bận rộn đến mấy cũng đến tận nơi động viên, thăm hỏi. Từ tấm lòng của người TAFICO nhiều em nhỏ bước vững chãi trên cây cầu bê tông thay vì phải vượt qua kênh rạch hay cheo leo trên những cây cầu khỉ, chắp thêm đôi cánh ước mơ cho biết bao con người.

Đỗ Thuỷ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xi măng FICO: Thương hiệu của ngành xi măng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO