Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế

Văn Dinh (thực hiện) 10:39 19/06/2023

(TN&MT) - Thời gian qua, các tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã phát huy vai trò của mình để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó giúp đời sống người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.

hue-1.jpg
Ông Dương Đình Luân

PV: Thưa ông, Thừa Thiên - Huế là địa phương có nhiều tôn giáo hoạt động. Ông có thể khái quát về tình hình tôn giáo tại Thừa Thiên - Huế hiện nay?

Ông Dương Đình Luân: Thừa Thiên - Huế là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, là trung tâm tôn giáo của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, có 4 tổ chức tôn giáo hoạt động trên địa bàn gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 60% dân số toàn tỉnh; với 693 cơ sở tôn giáo, 1.653 chức sắc, 2385 chức việc.

Đời sống tâm linh là một bộ phận cấu thành những nét đặc trưng của văn hoá Huế, nên sinh hoạt tôn giáo là một nét đậm trong đời sống văn hoá tinh thần của phần đông người dân xứ Huế. Tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang giữ vai trò quan trọng, chi phối và ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của đa số nhân dân trong tỉnh.

Sinh hoạt tôn giáo trong những năm qua có chiều hướng phát triển. Số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng nhiều; các hoạt động thuần túy tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng. Chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cùng nhau đoàn kết, chung sức, chung lòng tham gia các phong trào ích nước lợi dân vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

hue-2.jpg
Các tôn giáo tại Huế đồng hành cùng người dân nghèo

PV: Với hoạt động tôn giáo phong phú như vậy việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có đặc điểm gì nổi bật, thưa ông?

Ông Dương Đình Luân: Với đường hướng hành đạo: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Công giáo, “Sống Phúc âm, Phụng sự Thiên chúa, Phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” của Tin lành, “Nước vinh, Đạo sáng” của Cao Đài… thì trong thời gian qua, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Cụ thể, cộng đồng các tôn giáo đã tham gia có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên - Huế “Sáng - Xanh - Sạch, không rác thải”, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, mô hình "Tuyến đường sáng – xanh - sạch - đẹp – an toàn", “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”…; thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động xã hội như: giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện nhân đạo; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, vận động ủng hộ bão lụt, phòng chống dịch Covid-19 với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng…. Các hoạt động trên đã phát huy được những phẩm chất cao quý, tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước trong các chức sắc, chức việc, đồng bào các tôn giáo, thể hiện việc hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của một tín đồ tôn giáo và trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

Có thể nói, tình hình tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, hoạt động của các tổ chức tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp ngày càng tốt hơn, gần gũi và hợp tác chặt chẽ. Phần lớn tín đồ, chức sắc phấn khởi trước những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; tích cực xây dựng cuộc sống hài hòa “tốt đời - đẹp đạo”, đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần sớm đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

hue-3.jpg
Các tôn giáo hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19

PV: Để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong tôn giáo, theo ông thời gian tới tỉnh cần có những nhiệm vụ, giải pháp nào ?

Ông Dương Đình Luân: Là một tỉnh phần lớn nhân dân có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, nên các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh xác định đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cốt lõi công tác vận động quần chúng là công tác tôn giáo vận, trong những năm qua công tác vận động giáo hội, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo luôn được quan tâm, với những việc làm thiết thực và hiệu quả đã góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Để tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo chung sức, chung lòng, đồng hành cùng địa phương xây dựng quê hương Thừa Thiên - Huế ngày càng giàu đẹp, thời gian tới tỉnh nhà quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau.

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch; thường xuyên quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong chức sắc và tín đồ các tôn giáo.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo ngay từ khi phát sinh, không để diễn biến kéo dài, tạo thành điểm nóng tôn giáo.

hue-4.jpg
Thu gom ve chai, tạo quỹ giúp người nghèo

Ba là, tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trong việc vận động tín đồ thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện... góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thường xuyên tiếp xúc, tăng cường đối thoại, lắng nghe, tìm hiểu để nắm chắc tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn để tập hợp đầy đủ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các tôn giáo. Qua đó, giải quyết hợp lý, hợp tình những nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc và tín đồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo tổ chức các hoạt động thuần túy tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách về tôn giáo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ không chuyên trách, lực lượng tư vấn, cộng tác viên, thu hút người tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia công tác tôn giáo của Mặt trận ở các cấp và có cơ chế, chính sách phù hợp từng điều kiện của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc, tu sỹ tiến bộ tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
  • Phật giáo Nam Tông trong đời sống người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
    (TN&MT)- Phật giáo Nam tông là tôn giáo có vị trí rất quan trọng đối với đời sống của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều năm qua, Phật giáo Nam tông góp phần giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự cho cộng đồng dân tộc Khmer, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung tay bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đã có nhiều hoạt động thiết thực để xây dựng, giữ vững và nâng cao tiêu chí 17 về môi trường.
  • Nhiều đổi thay nơi làng quê xóm đạo
    Các làng quê xóm đạo ở huyện Ba Tri (Bến Tre) giờ đã mang một diện mạo mới. Nơi ấy, có những con đường làng khang trang sạch sẽ, phủ đầy những hàng cây, hoa kiểng đủ sắc màu. Đây là thành quả của nhiều năm tỉnh Bến Tre thực hiện cuộc “Vận động chức sắc, tín đồ đạo Cao đài Ban chỉnh tham gia bảo vệ môi trường (BVMT)”.
  • Từ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các tôn giáo Việt
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) đã “ăn sâu, bắt rễ” vào nếp nghĩ, tư duy và văn hóa của các tôn giáo ở Việt Nam. Các tôn giáo đã chung tay cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký kết quy chế phối hợp, nhằm tạo nên sự chuyển đổi xanh trong đời sống của các cộng đồng.
  • Phong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai
    (TN&MT) - Ngoài ý nghĩa cầu mong môt năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, phong tục cúng rừng của người Nùng của huyện Mường Khương, Lào Cai còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy và phát huy lòng tự hào dân tộc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong Nhân dân...
  • Chung sức xây dựng cộng đồng Chăm Islam giáo đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Cộng đồng người Chăm Islam, hay còn gọi là người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ việc làm từ các tổ chức chính trị - xã hội cũng như cộng đồng Islam giáo, đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm Islam đã có những thay đổi rõ nét cả vật chất lẫn tinh thần, bắt nhịp với xu thế phát triển của đất nước.
  • Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế
    (TN&MT) - Thời gian qua, các tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã phát huy vai trò của mình để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó giúp đời sống người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Gìn giữ Lễ cúng thần rừng gắn với bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Lễ cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Hà Nhì, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng tâm linh và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019. Ngoài ra, còn là dịp để người Hà Nhì tạ ơn tổ tiên, biết ơn “thần rừng” đã che chở, bảo vệ bản mường, giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi. Đó cũng là phương thức giúp họ bảo vệ những cánh rừng nơi đây.
  • Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
    Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO