Phát triển bền vững

Xây dựng lực lượng nòng cốt trong công tác xóa đói giảm nghèo

Lê Tuấn 16:34 11/10/2023

Trong những năm qua, nhiều khu vực ở địa bàn 12 huyện miền núi Thanh Hóa đã có bước phát triển về kinh tế - xã hội. Đặc biệt, về kinh tế có cải thiện về kinh tế rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh tế và thoát nghèo bền vững. Để có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.

Điển hình như ông Lê Ngọc Giáp, sinh năm 1956, Người uy tín ở thôn Cát Lợi, xã Cát Tân (Như Xuân) là người có nhiều đóng góp trong các phong trào, hoạt động ở địa phương. Để thôn Cát Lợi có diện mạo nông thôn mới (NTM) như hôm nay, ông Giáp thường xuyên trực tiếp đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, đóng góp tiền để làm đường giao thông, sửa chữa nhà văn hóa. Lời nói của ông luôn thấu tình, đạt lý, nên đồng bào trong thôn tin tưởng và làm theo. Đặc biệt, trong hơn 10 năm được bầu chọn là Người có uy tín trong đồng bào DTTS, bản thân gia đình ông đã tiên phong trong việc hiến gần 100 m2 đất ở để mở rộng con đường liên thôn mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì.

Bà con dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, ai cũng có hình ảnh ông Lò Văn Khằng "Người có uy tín" trong lòng. Bởi, trong những năm qua, ông luôn sát cánh cùng ban chi ủy khu phố, chính quyền, đoàn thể vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai nhiều chủ trương, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi hủ tục, tập quán lạc hậu.

anh-1-ong-bui-cong-bang.jpg
Ông Bùi Công Bằng, 71 tuổi, là người dân tộc Mường theo đạo Thiên chúa giáo, trú tại thôn Thành Minh, xã Thành Long, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) hiến 600m2 đất để làm đường giao thông

Ông Khằng chia sẻ: Đổi thay lớn nhất trong cuộc sống của người Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết là đồng bào đã chuyển từ tập quán sản xuất lạc hậu sang phương thức sản xuất mới, bà con biết trồng rừng, trồng lúa cho năng suất cao, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Những ngôi nhà sàn khang trang, kiên cố dần thay thế cho những ngôi nhà mái lá lụp sụp; đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao. Người dân đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, trẻ em đến tuổi đi học được đến trường đầy đủ, phong tục tập quán lạc hậu đã dần xóa bỏ...

Còn ông Lữ Văn Tiu ở bản Lang, xã Trung Hạ là 1 trong 11 Người có uy tín của huyện Quan Sơn tham dự Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2023 vừa qua. Ông không chỉ là tấm gương trong việc tuyên truyền đồng bào tham gia phát triển kinh tế, mà còn tích cực vận động người dân trong bản hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông, di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nơi ở, vệ sinh môi trường... đưa bản Lang trở thành bản NTM, phấn đấu năm 2023 trở thành bản NTM kiểu mẫu. Với những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng NTM, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...

anh-2-ong-le-van-binh.jpg
Ông Lê Văn Bình, ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung xin nhận thầu 55 ha rừng để bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương

Ngoài những tấm gương già làng, trưởng bản như ông Giáp, ông Khẳng, ông Tíu… Thanh Hóa còn nhiều tấm gương người có uy tín tiêu biểu như: Cựu chiến binh Lê Văn Bình sinh năm 1964, ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung xin nhận thầu 55 ha rừng để bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Cựu chiến binh Lê Thế Phán xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương hiến hơn 170 m² đất để làm đường giao thông, Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng, phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn với mô hình nuôi ruồi lính đen giúp bảo vệ môi trường.

Bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho biết, đội ngũ Người có uy tín của tỉnh luôn phát huy hiệu quả vai trò, vị trí trong đời sống của đồng bào các DTTS, được Nhân dân và chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt là việc tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM... góp phần đắc lực giúp các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, Nhà nước ở cơ sở tổ chức thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo Ban Dân tộc Thanh Hóa, năm 2023 toàn tỉnh có gần 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thông qua các hội nghị tập huấn, nhằm bổ sung, trang bị những chính sách pháp luật mới, đặc biệt là các chính sách dân tộc được thực hiện trên địa bàn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025. Từ đó giúp Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở các huyện miền núi đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bà con trong thôn, bản thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng đồng DTTS.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO