Xây dựng khối đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hoàng Ngân | 03/02/2023, 18:30

(TN&MT) - Ủy ban Dân tộc vừa ra Thông báo Kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ năm 2021- 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Nhiều kết quả 

Theo đánh giá của Uỷ ban dân tộc (UBDT), trong năm 2022, các cấp, các ngành đã tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương trong công tác thể chế, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách dân tộc nói chung, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) nói riêng để triển khai, thực hiện trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp đã được triển khai kịp thời, hiệu quả hơn. Uỷ ban dân tộc đã chủ động đề xuất và ký các chương trình phối hợp với nhiều ban, bộ, ngành Trung ương với các nội dung để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính tương đồng của hai cơ quan và phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình MTQG. Căn cứ các chương trình phối hợp của Trung ương, cơ quan công tác dân tộc các địa phương đã ký kết, triển khai các chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan nhằm phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1(2).jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên các em học sinh Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc tiếp tục nỗ lực hơn trong học tập. Nguồn: cema.gov.vn

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường sự quan tâm về tổ chức, bộ máy, bố trí, phân công cán bộ có năng lực, trách nhiệm cho cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện. Cơ quan công tác dân tộc các cấp đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các chính sách, văn bản cụ thể để cụ thể hoá chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; giải quyết các vấn đề khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương. Do đó, đời sống của đồng bào các DTTS tiếp tục được nâng cao, an ninh, trật tự an toàn xã hội địa bàn vùng DTTS tiếp tục ổn định. Đồng bào các DTTS luôn tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

Để các chính sách dân tộc phát huy hiệu quả, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, trong năm 2023, các Bộ, ngành Trung ương, địa phương tiếp tục quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, các chương trình, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các Nghị quyết: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân tộc, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019; 6 Nghị quyết về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng trọng điểm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 88/2019/QH14; Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 28/1/2022; Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022.

Bên cạnh đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai tổng kết và sửa đổi, bổ sung các chương trình, chính sách dân tộc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2025; Đề xuất xây dựng hệ thống tiêu chí phân xếp loại thôn, xã vùng đồng bào DTTS để góp phần triển khai hiệu quả các chính sách; Triển khai hiệu quả các chính sách, trong đó có chính sách cho đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS, góp phần phát huy vai trò của người có uy tín, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Phối hợp, triển khai đề xuất một số chính sách mới về giáo dục, y tế, văn hóa, KT-XH, quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, các ngành, địa phương cần tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 đảm bảo đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đồng thời các ngành, địa phương hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ công tác dân tộc các cấp. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn cho cán bộ làm công tác dân tộc các cấp. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của người dân trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi và tham mưu, đề xuất giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Bài liên quan
  • Nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách về dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT) - Sáng 1/7, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật và kỹ năng viết bài về dân tộc, tôn giáo cho các phóng viên, biên tập viên báo đài Trung ương và các địa phương khu vực phía Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO