Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn

Hoàng Ngân | 14/03/2023, 15:11

(TN&MT) - Ngày 14/3, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn đề cương kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn.

1img_7377.jpg
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) cho biết: Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã đưa ra quy định về kinh tế tuần hoàn (KTTH); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, cách thức áp dụng, phân công trách nhiệm và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Việc sớm công nhận và thể chế hóa khái niệm, quy định về kinh tế tuần hoàn vào trong hệ thống khung khổ chính sách, pháp luật của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đồng thuận của giới khoa học và đã có những tín hiệu ủng hộ, hưởng ứng bằng hành động cụ thể của cộng đồng doanh nghiệp đối với mô hình kinh tế nhiều tiềm năng này.

Theo Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH trước ngày 31/12/2023. Thực hiện nhiệm vụ được Bộ TN&MT giao, thời gian qua, ISPONRE đã xây dựng dự thảo Đề cương Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH.

img_7382.jpg
Ông Michael Siegner – Trưởng đại diện Quỹ HSF tại Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Theo ông Michael Siegner – Trưởng đại diện Quỹ HSF tại Việt Nam, KTTH đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới và là giải pháp hiệu quả giải quyết các thách thức của toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm rác thải. Thời gian tới, Quỹ HSF sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng ISPONRE để có thể hiện thực hoá KTTH, thúc đẩy các biện pháp phát triển bền vững.

Chia sẻ về dự thảo đề cương Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam, TS. Lại Văn Mạnh – đại diện ISPONRE cho biết: Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Phát triển các thói quen tốt, tiến tới tạo dựng nét văn hóa trong áp dụng KTTH; hình thành xã hội tuần hoàn, áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng, mô hình kinh doanh tuần hoàn trở thành phổ biến trong xã hội.

Đồng thời, khai thác triệt để tiềm năng về đổi mới, sáng tạo để áp dụng KTTH ngay từ giai đoạn thiết kế và triển khai các hệ thống sản xuất bền vững và hiệu quả hơn. Lựa chọn áp dụng mô hình KTTH phổ biến và phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền, ngành và lĩnh vực, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Thúc đẩy sự tái sinh của thiên nhiên, tác động tích cực và bền vững đến cuộc sống của con người và môi trường.

Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo đề cương kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiêu thực hiện bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức về KTTH. Thúc đẩy thiết kế sinh thái, thiết kế để thực hiện KTTH đối với các sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trọng tâm. Thí điểm và nhân rộng các mô hình KTTH trọng tâm.

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Hình thành và phát triển thị trường các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến KTTH. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển khoa học và công nghệ, cung cấp thông tin, dữ liệu và phát triển Mạng lưới KTTH tại Việt Nam. Huy động nguồn nhân lực, tài chính và phát triển hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành, lĩnh vực trong thực hiện KTTH; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện KTTH.

1img_7367.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo

Theo dự thảo, một số ngành, lĩnh vực và dự án trọng tâm thực hiện KTTH bao gồm: Khai thoáng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; giao thông vận tải; năng lượng; chế biến, chế tạo; xây dựng; xử lý, cung cấp nước; dịch vụ sửa chữa, tân trang, phục hồi, tư vấn, đánh giá; du lịch và thương mại; thông tin, truyền thông; quản lý chất thải (ưu tiên chuyển hoá thành tài nguyên, năng lượng).

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các nội dung liên quan đến đề cương kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện KTTH tại Việt Nam, các tiêu chí KTTH phù hợp cho Việt Nam. Đa số các ý kiến cho rằng cần thu gọn danh sách ngành, lĩnh vực trọng tâm phù hợp với thực tiễn, cần phân tích từ sản phẩm, cân nhắc các sản phẩm theo quy định EPR để xác định các ngành nghề. Các chỉ tiêu đánh giá nên cân nhắc để phù hợp với hoạt động thống kê gắn với các ngành, lĩnh vực. Cần bổ sung chương trình đào tạo nhân lực về KTTH và có các giải pháp về hỗ trợ phát triển thị trường cung – cầu.

Kết thúc Hội thảo, Phó Viện trưởng ISPONRE Mai Thanh Dung cho biết các ý kiến góp ý đối với lĩnh vực trọng tâm sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để bổ sung cho quá trình nghiên cứu đề xuất các hoạt động cần thiết triển khai đối với lĩnh vực được lựa chọn trong tương lai. Các chỉ tiêu KTTH sẽ hỗ trợ quá trình hướng dẫn thực hiện và đánh giá quá trình áp dụng KTTH trong thực tiễn. Viện sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện đề cương để xây dựng, hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện KTTH, kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng lộ trình đề ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
  • Lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) người dân huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện nhờ đó ngày càng phát triển xanh tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng qua từng năm.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phù Yên (Sơn La): Đẩy mạnh thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - Năm 2023, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang triển khai thực phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn thị trấn và 3 xã Quang Huy, Huy Bắc, Huy Hạ. Phấn đấu đến hết năm, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại đô thị đạt 93%; tại nông thôn đạt 88%. Góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về môi trường theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai
    (TN&MT) - Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ năm 2023.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO