Tài nguyên

Xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản: Tham vấn các chuyên gia

Mai Đan 08/06/2023 21:16

(TN&MT) - Trong 2 ngày 8-9/6, tại Vĩnh Phúc, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức cuộc họp tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.

Kỳ vọng Nghị định giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết

Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Mai Thế Toản - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định chi tiết thi hành và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Hệ thống văn bản pháp luật về địa chất, khoáng sản đã đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; và quản lý khoáng sản ngày càng hiệu quả hơn.

Qua quá trình tổng kết thi hành Luật Khoáng sản, Bộ TN&MT đã nhận thấy một số tồn tại và hạn chế trong quản lý nhà nước về khoáng sản, việc xây dựng Nghị định nhằm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản năm 2010; tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản.

img_4321.jpg
Ông Mai Thế Toản - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam phát biểu khai mạc cuộc họp

Theo đó, Bộ TN&MT được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 6/2023. Ông Mai Thế Toản mong rằng Nghị định sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hiện nay.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Việt, Giám đốc dự án Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc WWF-Việt Nam cho biết: Dự án Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL thông qua sự tham gia của khối công và tư trong ngành công nghiệp cát là một trong các Chương trình Dự án nằm trong Chương trình hợp tác giữa WWF-Việt Nam và Bộ TN&MT.

Dự án được tổ chức WWF-Việt Nam hợp tác cùng các đơn vị liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT triển khai từ năm 2019, dự kiến kết thúc vào năm 2023, được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Chính phủ Đức. Dự án sẽ góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu rủi ro về kinh tế xã hội do biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.

Cụ thể, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tổng lượng trầm tích (chủ yếu là cát sỏi) cho ĐBSCL, gọi tắt là Ngân hàng Cát, tháng 5 vừa rồi WWF cùng các chuyên gia đã tổ chức hội thảo tham vấn liên quan đến kết quả xây dựng Ngân hàng cát tại TP. HCM, và cũng có sự tham gia của đại diện Cục Khoáng sản Việt Nam.

Đồng thời, dự án tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về những tác động của việc khai thác cát và sỏi không bền vững, làm gia tăng thiên tai ở ĐBSCL thông qua các kết quả nghiên cứu đánh giá và các chiến dịch truyền thông; tăng cường chia sẻ thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát, sỏi và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng; xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về quản lý, khai thác cát sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách và hành động quản lý, thực thi pháp luật.

img_4351.jpg
Ông Hoàng Việt, Giám đốc dự án Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc WWF-Việt Nam phát biểu tại cuộc họp

Ông Hoàng Việt tin rằng việc xây dựng và ban hành Nghị định này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp một hành lang pháp lý rõ ràng cùng với những hướng dẫn cụ thể để giúp các bên có thể thực thi pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản một cách hiệu quả, an toàn và không làm tổn hại đến môi trường sinh thái cũng như lợi ích về tài nguyên của các thế hệ mai sau.

Nhiều ý kiến về khoáng sản đi kèm

Phó Cục trưởng Mai Thế Toản đề nghị các đại biểu tham dự cuộc họp góp ý cho dự thảo Nghị định, cụ thể liên quan đến các nội dung về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến khoáng sản đi kèm; bổ sung quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các công trình, dự án quan trọng quốc gia; các nội dung liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản (tiền đặt trước; bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá).

Các ý kiến góp ý xoay quanh nội dung của 6 Nghị định gồm: Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 67/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; Nghị định số 51/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Trong đó, có nhiều đại biểu đồng quan điểm với ý kiến của đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Đồng Tả Phời - Vinacomin về khoáng sản đi kèm và nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

img_4394.jpg
Ông Đặng Ngọc Thanh - Phó Giám Công ty cổ phần Đồng Tả Phời - Vinacomin góp ý cho dự thảo Nghị định

Cụ thể, ông Đặng Ngọc Thanh - Phó Giám Công ty cổ phần Đồng Tả Phời - Vinacomin đề nghị các đơn vị soạn thảo cân nhắc xây dựng cơ chế ưu đãi để các doanh nghiệp có cơ sở thu hồi khoáng sản đi kèm để đảm bảo việc khai thác, tận dụng triệt để, không gây lãng phí tài nguyên có giá trị, phù hợp với xu thế kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản.

Về nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ông Đặng Ngọc Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi Nghị định 67/2019/NĐ-CP theo hướng cho phép giảm trữ lượng trong cả trường hợp kết quả thăm dò nâng cấp có trữ lượng thấp hơn trữ lượng đã được phê duyệt.

Về trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ông đề nghị đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản cấp sau ngày Nghị định số 158/2016/NĐ-CP có hiệu lực, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ lượng khai thác được quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản. Ông cũng đề nghị sửa đổi quy định cho phép tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tương ứng theo sản lượng khai thác thực tế và nộp hàng năm theo số năm được cấp phép khai thác.

img_4312.jpg
Quang cảnh cuộc họp

Đối với khai thác khoáng sản vượt công suất, đại diện Công ty cổ phần Đồng Tả Phời - Vinacomin đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án bỏ quy định xử phạt khi doanh nghiệp khai thác vượt công suất, trừ trường hợp đối với nước khoáng, nước nóng và cát sỏi lòng sông. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ phải thông báo đến cơ quan nhà nước về việc tăng công suất kèm với báo cáo đầy đủ về sản lượng và biện pháp bảo vệ môi trường đi kèm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí đối với nhà nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh tại Hà Nội
    (TN&MT)- Chiều 25/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học Tài nguyên nước tổ chức Hội thảo giới thiệu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển cả
    Sáng ngày 20/9 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Thanh Hóa: Hủy kết quả trúng đấu giá 3 mỏ khoáng sản
    Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký các quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, mỏ cát xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước và mỏ đất xã Thăng Bình, xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Những người hết lòng với biển
    (TN&MT) - Tam Tiến là xã bãi ngang của huyện Núi Thành, Quảng Nam. Tam Tiến không chỉ có bờ biển dài, có rạn Bà Đậu với hệ sinh thái biển đa dạng, có chợ cá nhộn nhịp, tấp nập thuyền, ghe với các loài hải sản tươi roi rói… Tam Tiến còn có những người con hết lòng vì biển.
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO